Bài 2. Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phu phu

Cho mình xin đề và lời giải vật lý lớp 9 15 phút bài 2 nha

Diệu Huyền
27 tháng 8 2019 lúc 9:05

1. Phát biểu nào sau đây đúng với nội dụng của định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

2. Bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Đốt nóng dây MN bằng ngọn lửa đèn cồn (giả sử số đo của vôn kế không đổi). Số đo của ampe kế sẽ:

Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

A. Tăng lên rồi giảm xuống.

B. Tăng lên.

C. Giảm xuống.

D. Không đổi.

3. Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?

A. R= U/I.

B. I = U.R.

C. U= I.R.

D. I = U/R.

4. Đặt vào hai đầu điện trở R mọt hiệu điện thế U = 12 V, thì cường độ dòng điện qua điện trở là 1,5 A.

Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 1,5 Ω.

B. Một giá trị khác.

C. 8 Ω.

D. 12 Ω.

5. Chọn phép đổi đơn vị đúng.

A. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ.

B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω.

C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ.

D. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ.

6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

7. Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?

A. U = 1,2 V.

B. Một giá trị khác.

C. U = 20 V.

D. U = 240 V.

8. Hai điện trở R1và R2 được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế UAB. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?

A. I_{AB} = I_1 = I_2 .

B. R_{AB} = R_1 + R_2 .

C. \frac{{U_1 }}{{U_2 }} = \frac{{R_2 }}{{R_1 }}.

D. U_{AB} = U_1 + U_2

9. Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.

A. Ampe, ôm, vôn.

B. Vôn, ôm, ampe.

C. Vôn, ampe, ôm.

D. Ôm, vôn, ampe.

10. Câu nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở êlectrôn của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

C

B

C

D

C

C

D

.....


Các câu hỏi tương tự
Du Dư Huệ
Xem chi tiết
katherina
Xem chi tiết
katherina
Xem chi tiết
Nguyễn  Vy
Xem chi tiết
Miêu Pé
Xem chi tiết
Tran Trinh
Xem chi tiết