Câu 1. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939 -1945) là nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Italia.
*Câu 2. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.
Câu 5: Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên minh là gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.
B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.
C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
**Câu 6. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?
A. Liên kết với Liên Xô để chống.
B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ II là gì?
A. Chiến tranh phi nghĩa ở cả 2 bên tham chiến.
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi họa Phát xít.
D. Phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng
** Câu 18. Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II?
A. Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô.
B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít.
C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
D. Chính sách dung dưỡng chủ nghĩa Phát xít của Anh, Pháp, Mĩ.
.Nội dung nào dưới đây là tác động của chiến thắng Xtalingrat (2/1943) ở LiênXô đến cục diện chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945)?
A. Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công.
B. Phe phát xít kí các Hiệp ước đầu hàng không điều kiện.
C. Là mốc đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.
mọi người cho em hỏi ạ :vì sao chiến tranh thế giới thứ 2 từ phi nghĩa thành chiến tranh có nghĩa ?
Hãy nêu diễn biến ở chiến trường các nước trong khu vực châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2?
Nhận xét thái độ của các nước lớn trước hành động của phe phát xít
Câu 11. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên xô.
B. Anh,Mỹ.
C. Anh,Mỹ,Liên xô.
D. Anh, Pháp, Mỹ,Liên Xô.
*Câu 12. Từ tháng 3 à 5/1945, Liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia ra khỏi lục địa châu Phi?
A. Mỹ -Liên xô
B. Anh-Mỹ .
C. Anh-Liên xô.
D. Liên Xô-Mỹ- Anh.
giúp vs mọi người
Câu 9: Quan hệ Mĩ – Nhật trở nên căng thẳng ở sự kiện nào trong chiến tranh thế giới thứ 2?
A. Nhật xâm lược Đông Nam Á.
B. Nhật xâm lược Đông Dương.
C. Nhật tấn công hạm đội của Mĩ ở Thái Bình Dương.
D. Nhật chiếm Philippin là thuộc địa của Mĩ.
Câu 10: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh đã có hành động gì?
A.Tăng cường các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới thu lợi nhuận.
C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội để chuẩn bị chiến tranh.
D. Ra sức phát triển các loại vũ khí mới để chuẩn bị gây chiến tranh.
Câu 11: Đỉnh cao sự nhân nhượng của Anh – Pháp đối với phe phát xít thể hiện qua sự kiện nào?
A. Hội nghị Muy-Ních.
B. Không chi viện Ba Lan khi bị Đức tấn công.
C. Từ chối hợp tác với Liên Xô.
D. Làm ngơ trước hành động xâm lược của phe phát xít.
Câu 12: Âm mưu sâu xa của Mĩ khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2?
A. Thử nghiệm vũ khí nguyên tử.
B. Buộc phát xít Nhật nhanh chóng đầu hàng.
C. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực quân sự của Mĩ.
D. Thể hiện vai trò của Mĩ trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 13: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.
B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh giống nhau.
C. Hậu quả của chiến tranh nặng nề như nhau.
D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẩn giữa các nước tư bản.
Câu 14: Điểm khác biệt trong quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
B. Lợi dụng chiến tranh đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C. Mâu thuẩn giữa hai khối đế quốc về vấn đề thuộc địa .
D. Bắt nguồn từ mâu thuẩn giữa các nước tư bản với chủ nghĩa phát xít.
Câu 15: Nguyên nhân nào khiến chính phủ Anh, Mĩ đã phải dần thay đổi thái độ bắt tay với Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
A. Liên Xô là một cường quốc lớn
B. Liên Xô tham chiến nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
C. Phe phát xít chuẩn bị tấn công Anh và Mĩ
D. Anh, Mĩ đã nhận ra sai lầm của mình trong đường lối đối ngoại trước đây.
Câu 16: Qua cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, bài học cho các nước trên thế giới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay?.
A. Sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là các cường quốc lớn.
B. Sự gia tăng các liên minh quân sự trên thế giới.
C. Các quốc gia cần tăng cường năng lực quân sự của mình.
D. Viện trợ quân sự cho các nước trực tiếp chống chủ nghĩa khủng bố.
Câu 17: Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam rút ra bài học gì trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay?.
A. Giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. Liên kết các cường quốc lớn để tranh thủ sự ủng hộ quân sự.
D. Chạy đua vũ trang, tăng cường sức mạnh quân sự.
Câu 18: Sự trưởng thành của giai cấp vô sản các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) được thể hiện qua sự kiện nào?
A. Sự thành lập các Đảng Cộng Sản.
B. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang vũ trang.
C.Kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
D. Phong trào công nhân giữ vai trò nòng cốt
Câu 19: Để khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp tăng cường chính sách
A. khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương.
B. vơ vét sức người sức của ở các nước Đông Dương.
C. thu mua lúa gạo và khoáng sản ở các nước Đông Dương.
D. tăng các loại thuế ở các nước Đông Dương.
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu phong trào cách mạng các nước Đông Dương chuyển từ tự phát sang hoàn toàn tự giác.
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Sự liên kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. Sự thành lập mặt trận phản đế Đông Dương.
HẾT