1.MỞ BÀI:
Địa điểm: ngày /tháng/năm
Lời chào hỏi
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh(vịnh Hạ Long).
2.THÂN BÀI:
Vị trí:
Vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, nằm ở Đông Bắc Việt Nam.
Trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long được 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Cảnh đẹp:
Vịnh Hạ Long là một trong những điểm dừng chân thu hút nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của vịnh Hạ Long và lời mời
Tham Khảo:(Lưu ý : bài này chưa được trình bày dưới hình thức viết thư, bạn tham khảo và chọn lọc ý nha, khi viết + biểu cảm)
Nước ta nổi tiếng với rất nhiều cảnh đẹp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có, là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế đất nước. Và trong số những cảnh đẹp quê hương, hẳn chúng ta không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long-một di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO hai lần công nhận. Vậy thì nơi đây có những vẻ đẹp kì vĩ như thế nào để có thể làm say đắm lòng các khách du lịch trong và ngoài nước như vậy. Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé.
Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh, là một phần vịnh Bắc Bộ. Nằm ở Đông Bắc Việt Nam. Vịnh Hạ Long là một trong rất nhiều những di sản thiên nhiên khác của Việt Nam được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là một niềm tự hào và vinh dự lớn của người dân Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Vịnh Hạ Long là một bờ vịnh gồm nhiều đảo và những hang động được tạo ra từ bàn tay của tạo hóa rất kì vĩ. Khách du lịch đến thăm đất nước ta hầu như đều không thể không tìm đến với vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, đều choáng ngợp và trầm trồ trước màu xanh kì vĩ và diễm lệ của trời mây sông nước nơi đây. Ở đây, là nơi quy tụ rất nhiều nhưng hang động, mái đá xanh tự nhiên làm mê đắm lòng người. Quả thực thiên nhiên vẫn còn là bức màn đầy bí mật đối với sự khám phá của con người và trước thiên nhiên con người vẫn thật nhỏ bé biết bao. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên bởi ba yếu tố chính là đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo nên một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kì lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mĩ lệ. Hang Bồ Câu có nửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đúng như tên gọi mang đến ve đẹp bất ngờ sửng sốt cho người khách khi đến thăm quan với những nhũ đá hình gà rưng, cóc, rồng thác nước cùng với nhiều hình hài khác như mở ra mọt thế giới của truyện cổ tích.
Những cảnh đá, núi, sông nước ở vịnh Hạ Long được bao trùm bởi một màu xanh diệu kì rất quyến rũ và tràn đầy sức sống. nhưng không chỉ có vẻ đẹp của sông nước và cảnh sắc mà vịnh Hạ Long cũng có rất nhiều loài động và thực vật quý hiếm. Tổng số loài thực vật sống trên các hòn đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy như các loài ngập mặn, các loài thực vật bờ cát ven đảo, các loài mọc ven bờ núi và vách đá.
Có thể nói vịnh Hạ Long thực sự là điểm đến cuốn hút và hấp dẫn về tự nhiên lẫn con người. Con người ở vùng vịnh tỉnh Quảng Ninh có sự hòa hoa, phóng khoáng của nắng gió, lại có sự cần cù chắt chiu và chăm chỉ của những người dân miền Trung nơi gió lào cát trắng. từ thiên nhiên đến con người đều xứng đáng làm chất thơ cho vẻ đẹp của quê hương, xứ sở. Mong rằng những cảnh đẹp ơ vịnh Hạ Long sẽ hấp dẫn bạn một lần đặt chân tới mảnh đất này nhé.
Dải đất hình chứ S của chúng ta tuy trên bản đồ thế giới khá nhỏ bé, nhưng hãy vào sâu và đặt chân để khám phá những bí ẩn và sức hút mãnh liệt của núi sông, của văn hóa và con người nơi ấy. Chúng ta hãy cùng chung tay góp phần bảo vệ môi trường để có được càng nhiều những cảnh trí như vịnh Hạ Long bạn nhé.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ PHỐ CỔ HỘI AN
Khắp dải đất hình chữ S thân thương này, đi đến đâu, ta cũng có thể bắt gặp những danh lam thắng cảnh vô cùng tuyệt mĩ. Mỗi cảnh đẹp lại có một nét hấp dẫn riêng, níu chân người ở lại. Nếu muốn tìm về với những giá trị xưa cũ của thời gian, tìm một góc bình yên giữa cuộc sống bộn bề này thì phố cổ Hội An chắc chắn là một địa điểm dành cho bạn.
Phố cổ Hội An được biết đến là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tên gọi Hội An ngày nay đã có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng không ai biết nó có từ bao giờ. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.Hội An từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán của những thuyền buôn phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc trong suốt thế kỉ 17 và 18. Trước thời kì này, nơi đây cũng tồn tại dấu tích của thương cảng Chăm Pa được nhắc đến với con đường tơ lụa trên biển.
Đô thị Hội An ngày nay là một đại diện tiêu biểu, điển hình cho cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20. Đến nay, Hội An vẫn được bảo toàn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây nằm dọc theo những trục phố nhỏ hẹp, được xây từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống. Kiểu nhà phổ biến nhất là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều dài sâu. Nằm giữa những ngôi nhà, dãy phố là những công trình kiến trúc, tôn giáo trải qua từng thời kì: từ lúc hình thành, phát triển đến suy vong của Hội An. Vì là một thương cảnh sầm uất, Hội An cũng là vùng đất giao thoa, pha trộn nhiều nền văn hóa. Hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ vừa giữ được những sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây. Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Hội An là chùa Cầu. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất còn sót lại ở Hội An, còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Cây cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, mang một kiến trúc độc đáo khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới: bên trên là nhà, bên dưới là cầu. Theo truyền thuyết, người Nhật cho xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật hay gây ra thiên tai, lũ lụt. Nếu như chùa Cầu đại diện cho văn hóa Nhật Bản thì hội quán lại mang đậm màu sắc Trung Hoa. Đây là sinh hoạt cộng đồng của những người đồng hương. Bên cạnh chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn là nơi để duy trì tín ngưỡng.
Trải qua nhiều thế kỉ, những phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng cùng các món ăn truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Đến Hội An mà chưa từng thưởng thức các món ăn như mì Quảng, cao lầu, bánh “hoa hồng trắng” thì là một thiếu sót lớn. Hội An cũng nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành, êm ả, những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như làm đồ đồng, gốm. Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hóa, cuộc sống ở đây thiên về nội tâm, phảng phất chút u buồn trầm lắng.
Đến với Hội An, chúng ta sẽ được tìm về với không gian xưa cũ vừa giàu lịch sử lại đậm đà bản sắc văn hóa. Vào năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm hơn nữa để bảo tồn phố cổ trước sự băng hoại của thời gian.