- Đặc điểm:
+ Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bao bọc, được gọi là guốc.
+ Chân thú thuộc bộ móng guốc có đặc điểm thích nghi với lối di chuyển nhanh:
Thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
Chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.
+ Sống ở cạn
- Thú móng guốc gồm 3 bộ: bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi.
* Bộ guốc chẵn
- Đặc điểm: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu.
+ Móng ở lợn có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn, không có ngón số 1.
+ Móng ở bò có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón số 2 và 5 thiếu, không có ngón số 1.
- Đa số sống đàn.
- Có loài ăn tạp (lợn), có loài ăn thực vật (dê), nhiều loài nhai lại (trâu, bò).
- Đại diện: lợn, bò, trâu, hươu, nai, …
* Bộ guốc lẻ
- Đặc điểm: thú có 1 móng chân giữa phát triển hơn cả.
+ Chân ngựa có 1 ngón.
+ Chân tê giác có 3 ngón.
- Có những thú ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống thành bầy đàn như ngựa.
- Có những thú có sừng, sống đơn độc như tê giác.
- Đại diện: ngựa, ngựa vằn, tê giác, lừa, …
* Bộ voi
- Đặc điểm:
+ Có đủ 5 ngón, guốc nhỏ.
+ Có vòi, sống theo đàn.
+ Ăn thực vật và không nhai lại.
- Đại diện: voi
Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật | Số ngón chân phát triển | Sừng | Chế độ ăn | Lối sống |
Lợn | Chẵn | Không | Ăn tạp | Đàn |
Huơu | Chẵn | Có | Nhai lại | Đàn |
Ngựa | Lẻ | Không | Không nhai lại | Đàn |
Voi | 5 ngón | Không | Không nhai lại | Đàn |
Tê giác | Lẻ | Có | Không nhai lại | Đơn độc |
Luyện tập
Điền số thích hợp vào ô trống.
Thú móng guốc gồm bộ.
Kiểm traHầu hết động vật nhai lại cũng có sừng, một bộ phận có cấu trúc bằng xương và thường có nhánh, gạc phức tạp. Sừng có thể là vĩnh cửu hoặc được thay hàng năm, theo mùa (ví dụ như những con trâu, bò, dê, hay những con linh dương thực thụ thì không thay sừng, nhưng những con hươu nai, linh dương Bắc Mỹ thì có thay sừng). Chúng có thể chỉ có ở con đực hoặc cả đực và cái. Cheo cheo đực (giống Tragulus), hươu xạ đực (giống Moshus) và hoẵng đực (giống Muntiacus), có gạc tương đối nhỏ hoặc không có và thiếu bộ gạc lớn để làm vũ khí tranh giành (và có thể là hấp dẫn) con cái, thay vào đó, chúng được trang bị bằng răng nanh hàm trên liên tục mọc và chìa ra khỏi môi dưới, ở hươu xạ, cặp răng nanh này có thể dài tới 7–10 cm.
mk chỉ thấy cái này liên quan thôi
bn thông cảm nha