Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
My Nguyễn

Cho mình biết lịch sử của chiếc mắt kính nha!

I LOVE TFBOYS
11 tháng 11 2018 lúc 19:43
huyết chép lại nhiều việc được khám phá tại Hy Lạp từ thời cổ đại trước Thiên Chúa, trong đó có cả sự ra đời của ý tưởng về cặp mắt kính! Lúc đó, nhà toán học và vật lý gia ARCHIMEDES đã chế tạo ra một tấm gương đốt cháy đoàn tàu của La mã trên biển khơi. Từ sự khám phá tuyệt vời này, một trí thức gia tên GAJUS PLINIUS đã làm thử một hộp nhỏ bằng kính, trong đó có nước. Qua làn nước có thể nhìn thấy rõ hơn các chữ viết thật, nhưng vẫn chưa hoàn hảo. Mãi cho đến thời kỳ sau Thiên Chúa, nhà toán học CLAUDIUS PLOTOMAUS nghiên cứu thêm về quang học cho vấn đề này. Một người Ả Rập IBN-AL-HAITAM đã viết một cuốn sách nói rõ thêm về sự phản chiếu và phương cách có thể tăng thêm thị lực. Cuối cùng là SNELLIUS đã cho in ra một bộ sách 5 tập viết về Quy luật Khúc Xạ Ánh Sáng. Nhưng chỉ đến khi cuốn sách của IBN-AL-HAITAM được VITELLO dịch ra tiếng La Tinh năm 1240, một viên tròn nhỏ bằng thạch anh (quartz) ra đời. Nó có một mặt dẹp để người ta để lên giấy và chữ hiện to hơn. Dần dần trong thế kỷ 13, người ta nghiên cứu thêm và chế tạo ra nhiều cặp kính tiện lợi hơn để gắn thẳng vào mắt. Hiện thời, tại Tu Viện San Nicolo (gần Vênedig) còn giữ những cặp kính đầu tiên của nhân loại. Cặp mắt kính có gọng đầu tiên thì được chế tạo hồi cuối thế kỷ 16. Mà lúc đó "gọng" kính còn mới là sợi dây buộc vào đầu mà thôi. Các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha là những người đã mang cặp kính này sang Á châu. Như thế, lịch sử của cặp kính đeo mắt đã kéo dài đến 500 năm mới hoàn hảo!
NGUYỄN THỊ QUỲNH
11 tháng 11 2018 lúc 21:14

Lịch sử của kính đeo mắt:

Vào năm 1266,Becon sử dụng kính lúp để có thể nhìn rõ chữ hơn.

Đến năm 1352 trên một bức chân dung của một vị hồng y giáo chủ ,người ta thấy ngài đeo một cái kính có 2 mắt đc buộc vào một cái gọng.

Như vậy thì ta thấy kính mắt ra đời khoảng năm 1266-1352.

Và sự xuất hiện của một số cuồn sách là động lực đẻ người ta làm ra chiếc kính đeo mắt như hiện nay.............

Đặng Thị Cẩm Tú
11 tháng 11 2018 lúc 21:50

Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến. Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau.

Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang... Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh...

Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại.

Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày na


Các câu hỏi tương tự
My Nguyễn
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Phụng
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
ARMY JK BTS
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thúy
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết