Bài 3.1. Vecto chỉ phương, điểm thuộc đường thẳng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huyền anh

Cho lăng trụ đứng ABC A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B AB=2a cạnh bên AA’=2a căn 2 gọi M là trung điểm của cạnh BC khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và B’C giải bài phương pháp toạ độ

 

 

Nguyễn Việt Lâm
27 tháng 2 2023 lúc 11:58

Đặt hệ trục Oxyz vào lăng trụ, với gốc O trùng B, tia BA trùng Ox, tia BC trùng Oy, tia BB' trùng Oz. Quy ước a là 1 đơn vị độ dài.

Ta có tọa độ các điểm: \(A\left(2;0;0\right)\) ; \(B\left(0;0;0\right)\) ; \(C\left(0;2;0\right)\)\(B'\left(0;0;2\sqrt{2}\right)\)

Do M là trung điểm BC \(\Rightarrow M\left(0;1;0\right)\)

\(\overrightarrow{u_{AM}}=\overrightarrow{AM}=\left(-2;1;0\right)\)\(\overrightarrow{u_{B'C}}=\overrightarrow{B'C}=\left(0;2;-2\sqrt{2}\right)\)

\(\overrightarrow{AC}=\left(-2;2;0\right)\) (A là điểm thuộc đường AM, C là điểm thuộc đường B'C)

\(\left[\overrightarrow{u_{AM}};\overrightarrow{u_{B'C}}\right]=\left[-2\sqrt{2};-4\sqrt{2};-4\right]\)

Áp dụng công thức k/c hai đường chéo nhau:

\(d\left(AM;B'C\right)=\dfrac{\left|\left[\overrightarrow{u_{AM}};\overrightarrow{u_{B'C}}\right].\overrightarrow{AC}\right|}{\left|\left[\overrightarrow{u_{AM}};\overrightarrow{u_{B'C}}\right]\right|}=\dfrac{2a\sqrt{7}}{7}\) (sau khi đã đổi lại 1 đơn vị độ dài bằng a)

Bạn kiểm tra lại tính toán 


Các câu hỏi tương tự
tùng gaming
Xem chi tiết
Nguyễn Trí Đức
Xem chi tiết
tùng gaming
Xem chi tiết