Nghệ thuật bài Viếng lăng Bác:
Viễn Phương là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thi ca hiện đại của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay, kiệt xuất cho công chúng yêu thơ thế hệ mai sau.
Tác phẩm “Viếng lăng Bác” được nhà thơ sáng tác giả sáng tác trong dịp cả nước ta tổ chức sự kiện dâng hương viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất, đánh toàn quân xâm lược Pháp và Mỹ kết thúc 30 năm kháng chiến ròng rã nhiều gian khổ, hy sinh rất nhiều xương máu của các , chiến sĩ trên các chiến trường.
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mặt trời hồng, một hình ảnh nhiều ẩn dụ nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời trong câu thơ không chỉ là vầng thái thái dương sáng chói, chỉ mặt trời ấm áp cho muôn loài ngày ngày mang ánh sáng cho con người cũng như vạn vật tự nhiên trên trái đất. Mặt trời trong câu thơ này là mặt trời của Bác. Bác Hồ chính là người đã soi đường chỉ lối cho toàn dân tộc ta trong cuộc cách mạng tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ lầm than, thoát khỏi cảnh làm thuộc địa, mất nước.
Chính Bác đã lên đường bôn ba để tìm được chân lý cách mạng của Mac-Lê Nin đưa Việt Nam đi theo con đường cách mạng tháng 10 Nga Xô Viết. Đưa toàn thể dân tộc ta đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa, trở thành đất nước tự do có tên gọi riêng của mình. Chính nhờ vầng thái dương là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi đường chỉ lối dẫn dắt toàn thể dân ta hướng theo lá cờ đỏ sao vàng đi theo tiếng gọi Việt Minh để đấu tranh đánh thắng Pháp rồi Mỹ thống nhất đất nước.
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Trong câu thơ này ý nghĩa ẩn dụ lại mang một thông điệp hoàn toàn khác. Câu thơ thể hiện sự tinh thế, nghiêm túc, trang nghiêm và vầng trăng dịu hiền thể hiện ánh sáng thuần khiết, trong veo như tình cảm của Bác dành cho non sông, cho muôn dân. Nó như tình cảm của một vị cha già dân tộc dành cho con cháu của mình. Tình cảm ấy vừa tinh khôi, thuần khiết vừa ấm áp, dịu dàng.
Chính vì vậy, nhiều tác giả đã viết về Bác với những lời thơ, lời hát rất tình cảm, nồng nàng tình yêu thương và sự tôn trọng, thành kính giống như câu hát của nhạc sĩ Thuận Yến rằng “Bác Hồ người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc Bác đã hy sinh cho tự do, cho dân tộc Việt Nam. Bác thương các cụ già trung thu về cho quà. Bác thương đàn em nhỏ...” Tình yêu của Bác dành cho mọi người là vô bờ bến, không lời nào kể hết.
Rồi để thể hiện tâm trạng xúc động của mình, nhà thơ Viễn Phương đã mượn hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Sinh – lão- bệnh- tử là quy luật của trời đất, của tạo hóa không ai có thể vượt qua quy luật này. Bác Hồ của chúng ta cũng vậy. Bác ra đi để lại sự tiếc thương cho muôn dân, triệu triệu người con đất Việt không khỏi bàng hoàng đau xót. Nhà thơ cũng như hàng triệu người dân khác đều muốn Bác có thể sống mãi như câu hát của các em thiếu nhi thường hát “Ngày ngày chúng cháu ước mong, mong sao Bác sống muôn đời” .
Nhưng, ước mơ thì chỉ là ước mơ thôi, Bác cũng như bao nhiêu con người mà tạo hóa đã định, rồi một ngày cũng phải ra đi. Nhưng, dù Bác ra đi thì Bác cũng hóa thân thành trời xanh, thành vầng thái dương mang niềm vui, hạnh phúc, sự ấp áp, diệu kỳ tới cho dân tộc chúng ta.
Bác Hồ tuy đã ra đi nhưng Bác như mặt trời một mặt trời không ngủ, Bác thức để canh giữ cho tổ quốc, cho muôn người con, người dân của Bác được ngủ ngon giống như lời thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Viếng lăng Bác là một bài thơ hay, xúc động lòng người, là một bài thơ tuyệt tác cả về nghệ thuật, hình tượng và nội dung. Qua bài thơ tác giả Viễn Phương muốn thể hiện tình yêu, lòng thành kính của mình với người cha già dân tộc Bác Hồ Chí Minh.
Tình cảm mà tác giả dành cho Bác là một tình cảm thiêng liêng, thể hiện tình cảm xót thương, tiếc nuối xem lẫn biết ơn, của một người con khi vào thăm dân hương và đứng trước mặt người cha đã khuất của mình. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng: “Bác sống như trời đất của ta. Sự nghiệp cách mạng cùng đời sống tinh thần cao cả của Người đã trở thành bất tử“.