Cho hợp kim X gồm Ba và K kim loại. Hòa tan hết 3,52 gam X vào nước được dung dịch B và khí C. Nếu cô cạn dung dịch B thì thu được 4,54 gam muối khan.
1) tính thành phần phần trăm về số mol mỗi kim loại trong X
2) nếu cho 2,626 gam hỗn hợp A gồm (NH4)2CO3 và Na2CO3 vào dung dịch B rồi đun nhẹ ta được dung dịch D, kết tủa E và khí F.
Tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong A biết rằng khối lượng dung dịch D giảm 4,382 gam so với tổng khối lượng muối trong A và dung dịch B(lượng nước bay hơi không đáng kể)
Gọi số mol của Ba và K lần lượt là x và y
\(PTHH_1:Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\uparrow\)
(mol) 1 2 1 1
(mol) x 2x x x
\(PTHH_2:K+H_2O\rightarrow KOH+\frac{1}{2}H_2\uparrow\)
(mol) 1 1 1 \(\frac{1}{2}\)
(mol) y y y \(\frac{1}{2}y\)
Từ PT (1) và (2) ta có hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}137x+39y=3,52\\171x+56y=4,54\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=y=\frac{1}{50}\left(mol\right)\)
Khối lượng của Ba là:
\(m_{Ba}=n.M=\frac{1}{50}.137=2,74\left(g\right)\)
\(\rightarrow\%m_{Ba}=\frac{2,74.100\%}{3,52}\approx77,8\left(\%\right)\)
Khối lượng của K là:
\(m_K=n.M=\frac{1}{50}.39=0,78\left(g\right)\)
\(\rightarrow\%m_K=100\%-77,8\%\approx22,2\left(\%\right)\)