Câu 3. Cho 24 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thì thu được 13,44 lít khí(đktc).
a. Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hh đầu và thể tích dung dịch HCl đã dùng
b. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch HCl thì thu được 8,96lit khí ở đktc.
a. Tính thành phần trăm theo khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp
b. Tính khối lượng muối clorua tạo thành
c. Tính nồng độ HCl cần dùng
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X và 2,464 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ lệ nồng độ mol của muối nhôm và muối sắt trong dung dịch X là 3:1.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và giá trị của m?
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng?
hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là ?
Cho hỗn hợp Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X chứa 38,1 gam muối clorua và 9,408 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Hòa tan 14,4 gam kim loại R hóa trị II trong dung dịch HCl 29,2%. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch mới có nồng độ HCl 5,456% và nồng độ muối clorua là 28,401%. Xác định kim loại R.
Cho 8g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6% thu được 4,48 lít khí H² (đktc)
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
c. Tính C% các muối trong dung dịch sau phản ứng.
( Cứu e với😭😭)
Cho 18,4g hỗn hợp bột Al và Zn tác dụng với dung dịch 200 gam HCl 36,5% thấy có 11.2 lít khí H2(đkc) thoát ra.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi KL trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch.
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng.