Hỗn hợp X gồm Al , Fe và kim loại M ( M đứng trước H , hóa trị không đổi ) đem hỗn hợp Xcho tác dụng với dung dịch chứa m ( g ) NaOH thu được 0,54 l H2 , rắn Y và dung dịch Z . Lọc tách chất rắn Y sau đó cho 1 lượng dung dịch HCl dư vào Y thu được 32,48 l H2 . Thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư lọc được chất rắn F . Để hòa tan chất rắn F cần 2,9 l dung dịch HCl 1M . Biết kim loại M và hidroxit của nó không tan trong nước và dung dịch kiềm . Tỉ lệ số mol Al , Fe trong hỗn hợp là 1:2
a) Viết PTHH
b) Tính m và khối lượng kim loại Al trong hỗn hợp X
Cho 4g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch B chứa 11,1 gam hỗn hợp muối
a) Tính thể tích khí thu được đktc và nồng độ mol của dung dịch HCl
b) Xác định kim loại R và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết 2 kim loại có số mol bằng nhau
Cho 17,4 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Cu; Fe tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và m gam chất rắn B. Cô cạn A thu được 39,4 gam muối khan. Nung rắn B ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D có khối lượng m+16 gam
a) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Trình bày cách tách riêng mỗi kim loại ra khỏi hỗn hợp.
Cho một luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp A gồm CuO, Fe3O4 nung nóng, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí D. Cho hỗn hợp D qua dung dịch nước vôi trong thấy xuất hiện p gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc cho tác dụng với dung dịch NaOH dư lại thấy xuất hiện thêm p gam kết tủa nữa. Gỉa thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Viết các ptpư và xác định các chất có trong B và D.
b) Tính khối lượng chất rắn B theo m, p
c) Cho chất rắn B vào dd AgNO3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn E gồm 2 kim loại và dd Z. Xác định các chất có trong E và Z, viết các ptpư xảy ra.
Cho 32,4 gam hỗn hợp bột kim loại X ( gồm Mg và Fe được trộn theo tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2:7) vào 1,0 lít dung dịch hỗn hợp Y (gồm AgNO3 0,3M; Cu(NO3)2 0,25M và Fe(NO3)3 0,4M), khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Z và dung dịch Q.
a) Tính khối lượng (gam) chất rắn Z và nồng độ mol các chất trong dung dịch Q (coi thể tích dung dịch sau phản ứng vẫn không thay đổi).
b) Bằng phương pháp hóa học, hãy tách (dưới dạng vẽ sơ đồ) các chất trong hỗn hợp Z ra khỏi nhau mà không làm thay đổi khối lượng của chúng như khi còn ở trong Z (ghi rõ điều kiện phản ứng-nếu có chất tham gia phản ứng).
Cho 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm 2,24 gam gam bột Fe kim loại vào dung dịch đó khuấy đều tới khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B.
a,Tính số gam chất rắn A
b, Tính nồng độ mol các muối trong dd B
c,Hòa tan chất rắn A bằng HNO3 đặc thì có bao nhiêu lít khí màu nâu thoát ra(đktc)?
cho 10g hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A ; 8,96l H2 (đktc) và chất rắn X, lọc và nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,75g chất rắn Y
a) tính thành phần phần trăm mỗi kim loại ban đầu
b) tính V dung dịch HCl 1M cần dùng
c) tính khối lượng muối khan (sau khi cạn dd A)
Hỗn hợp X gồm kim loại A và B cho 11,2 gam X vào dung dịch HCl, X tan hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 39,6 g muối. Mặt khác, nếu cho 22,4 g X vào dung dịch HCl thu được 16,8 l khí. Cô cạn dung dich sau phản ứng thu được chất rắn khan Y. tính khối lượng Y và mol HCl phản ứng
cho 27,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M có hai hóa trị(II và III) và oxit của kim loại M vào 800ml dung dịch HCl 2M thì thu được dung dịch Y và 4,48 l khí (dktc). Để trung hòa hết lượng axit dư có trong Y thì cần đủ 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M
a) xác định ct của kim loại M. biết rằng trong hỗn hợp X số mol kim loại M gấp 2 lần số mol oxit kim loạiM
b) Hòa tan 8 g oxit kim loại trên trong 122,5 g dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch Z. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng để tác dụng vừa hết với dung dịch Z