Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit Al2O3 , K2O , CuO lần lượt làm 3 thí nghiệm sau:TN1: cho hh A vào H20 dư thì thu được 15 g chất rắn không tan.TN2: cho thêm 50% Al2O3 có trong A vào A rồi hòa tan trong nước dư được 21 g chất rắn không tan .TN3:cho thêm 75% Al2O3 có trong A vào A rồi hòa tan trong nước dư được 25 g chất rắn không tan .TÍnh khối lượng các chất có trong A.
Đề bài không hợp lý bạn ạ
Al2O3, CuO không tác dụng với H2O; K2O tác dụng với H2O ra KOH (bazo tan). Vậy nên không có kết tủa bạn à, bạn xem lại đề nhé!
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
\(2KOH+Al_2O_3\rightarrow2KAlO_2+H_2O\)
Gọi a,b,c là số mol của \(Al_2O_3,CuO,K_2O\) ban đầu
TN1: a,b,c mol \(Al_2O_3,CuO,K_2O\) + \(H_2O\rightarrow\) 15 g chất rắn
TN2: 1,5a ,b,c mol \(Al_2O_3,CuO,K_2O+H_2O\rightarrow\) 21 g chất rắn
TN3: 1,75a,b,c mol \(Al_2O_3,CuO,K_2O+H_2O\rightarrow\) 25 g chất rắn
Nhận xét :
TN2 : tăng 0,5a mol \(Al_2O_3\) thì tăng 6 g chất rắn
TN3: tăng 0,25a mol \(Al_2O_3\) thì tăng 4 g chất rắn \(>\dfrac{6}{2}=3\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\) ởTN2 \(Al_2O_3\) dư còn \(KOH\) hết
\(\Rightarrow\) ở TN1 \(KOH\) dư, \(Al_2O_3\) hết
\(\Rightarrow m_{CuO}=15\left(g\right)\)
Ta có: TN2 và TN3
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
c -------------------- 2c (mol)
\(2KOH+Al_2O_3\rightarrow2KAlO_2+H_2O\)
2c ----------- c (mol)
\(\rightarrow n_{Al_2O_3}pư=c\left(mol\right)\)
TN2 : m rắn = \(m_{CuO}+m_{Al_2O_3}=21\rightarrow15+102\left(1,5a-c\right)=21\)
TN3 : m rắn = \(m_{CuO}+m_{Al_2O_3}=25\rightarrow15+102\left(1,75a-c\right)=25\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{8}{51}\\c=\dfrac{3}{17}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Al_2O_3}=16\left(g\right)\\m_{K_2O}=16.59\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
\(2KOH+Al_2O_3\rightarrow2KAlO_2+H_2O\)
Sau TN2 khối lượng tăng lên 6g, thí nghiệm 3 khối lượng tăng lên 10g
\(\Rightarrow\) ởTN2 và TN3 Al2O3 dư còn KOH hết