Cho hai đường tròn (O; R) và (O': R) cắt nhau tại A, B. Hãy so sánh R và R' trong các trường hợp sau :
a) Số đo cung nhỏ AB của (O;R) lớn hơn số đo cung nhỏ AB của (O'; R')
b) Số đo cung lớn AB của (O;R) nhỏ hơn số đo cung lớn AB của (O'; R')
c) Số đo hai cung nhỏ bằng nhau.
Cho hai đường tròn đồng tâm (O; R) và (O' R') với R > R'. Tiếp tuyến của đường tròn (O' R') tại A cắt đường tròn (O; R) tại B và C. Tia OA cắt đường tròn (O; R) tại E. So sánh \(\stackrel\frown{EB}\) và \(\stackrel\frown{EC}\)
Hai tiếp tuyến tại B và C của nửa đường tròn (O;R) cắt nhau tại A. Biết OA = R. Tính số đo của cung BC.
Hai tiếp tuyến tại B và C của nửa đường tròn (O;R) cắt nhau tại A. Biết OA = R√2. Tính số đo của cung BC.
Cho hai đường tròn (O), (O') cắt nhau tại A và B. Đường phân giác của góc OBO' cắt các đường tròn (O), (O') tương ứng tại C, D. Hãy so sánh các góc ở tâm BOC và BO'D
Hướng dẫn : Sử dụng các tam giác cân OBC, O'BD
Cho đường tròn(O;R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 2R. Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC tới đường tròn ( b và c là các tiếp điểm ). Tìm số đo cung lớn BC của đường tròn (O).
Bài 1: Cho đường tròn ( O ; R ), điểm A và B nằm trên đường tròn sao cho góc AOB = 120 độ, điểm C nằm trên cung AB sao cho góc AOC = 160 độ.
a) Liệt kê các góc ở tâm, và cho biết góc đó chắn cung nào?
b) Tính số đo cung nhỏ AB và cung lớn AnB, cung nhỏ BC, cung lớn BnC
Bài 2: Cho đường tròn ( O ; R ), dây AB = R
a) Tính số đo cung nhỏ AB và cung lớn AnB
b) Tính độ dài đoạn OI theo R với I là trung điểm AB
c) Tiếp tuyến A tại B cắt nhau tại M. Chứng minh 3 điểm O, I và M thẳng hàng
cho đường tròn (O;R) và điểm S nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ 2 tiếp tuyến SA và SB đến đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). Lấy điểm C trên cung nhỏ AB. Gọi D, E, F lần lượt là hình chiếu của C lên AB, SA, SB. Chứng minh góc DCE = góc DCF
Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A và B cắt nhau tại M. Biết \(\widehat{AMB}=35^o.\)
a) Tính số đo của góc ở tâm tạo bở hai bán kính OA, OB.
b) Tính số đo mỗi cung AB (cung lớn và cung nhỏ).