Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sansuhes Anh

Cho góc xOy nhọn, có Ot là tia phân giác. Lấy điểm A trên tia Ox . Lấy điểm B trên Oy sao cho OA=OB. Vẽ đoạn thẳng AB cắt Ot tại M

a) Chứng minh tam giác AOM=tam giác BOM

b) Chứng minh AM=BM

c) Lấy điểm H trên tia Ot. Qua H vẽ đường thẳng song song với AB, đường thẳng này cắt Ox tại C, cắt Oy tai D. Chứng minh OHvuông góc với CD

nguyen thi vang
1 tháng 1 2018 lúc 14:53

O A B C D M H x y t

a) Xét \(\Delta AOM\)\(\Delta BOM\) có :

OA = OB (gt)

\(\widehat{AOM}=\widehat{BOM}\left(gt\right)\)

OM : chung

=> \(\Delta AOM\) = \(\Delta BOM\) (c.g.c)

b) Từ \(\Delta AOM\) = \(\Delta BOM\) (cmt)

=> AM = BM (2 cạnh tương ứng)

c) Xét tam giác AOB có :

\(OA=OB\left(gt\right)\)

\(\widehat{OAB}=\widehat{OBA}\) (do \(\Delta AOM\) = \(\Delta BOM\) (cmt))

=> \(\Delta AOB\) cân tại O

Mà : AM = BM (câu b)

=> OM là đường trung tuyến trong tam giác cân thig đồng thời là đường trung trực trong Tam giác

=> OM \(\perp\) AB

Hay \(OH\perp CD\) (đpcm)

Nguyễn Anh Tuấn
15 tháng 1 2018 lúc 9:47

a Xét \(\Delta AOM\)\(\Delta BOM\) có :

OM : cạnh chung

\(\widehat{AOM}=\widehat{BOM}\) (gt)

OA = OB (gt)

\(\Rightarrow\Delta AOM=\Delta BOM\) (c . g . c)

b Vì \(\Delta AOM=\Delta BOM\)

\(\Rightarrow\) AM = BM

c Vì \(\Delta AOM=\Delta BOM\)

\(\Rightarrow\widehat{OMA}=\widehat{OMB}\)

\(\widehat{OMA}+\widehat{AMH}=\widehat{OMB}+\widehat{BMH}\) (2 góc kề bù)

\(\Rightarrow\widehat{AMH}=\widehat{BMH}\)

Vì CD // AB

\(\Rightarrow\widehat{AMH}=\widehat{MHD}\) , \(\widehat{CHM}=\widehat{BMH}\) (so le trong)

\(\Rightarrow\widehat{MHD}=\widehat{CHM}\)

\(\widehat{MHD}+\widehat{CHM}=180^0\)

\(\Rightarrow\widehat{MHD}=\widehat{CHM}=\dfrac{1}{2}\times180^0=90^0\)

\(\Rightarrow\) \(OH\perp CD\)

hiu