Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Phan Hồng Phúc

cho góc nhọn mAn . Gọi B là một điểm bất kì trên tia phân giác của góc mAn . Kẻ BC vuông góc với Am (C thuộc Am) . Kẻ BD vuông góc với An (D thuộc An)

a)Chứng minh : BC = BD và tam giác ACD cân

b)Đường thẳng BC cắt tia An tại E và đường thẳng BD cắt tia Am tại F . Chứng minh : BE = BF

c)Chứng minh : CD//EF

d)Cho AB = 13cm , AC = 12cm . Tính BC

Nhật Minh
9 tháng 3 2020 lúc 14:46

a) Xét △BAC và △BAD có:

BCA = BDA (= 90o)

AB: chung

BAC = BAD (AB: phân giác CAD)

\(\Rightarrow\)△BAC = △BAD (ch-gn) (*)

\(\Rightarrow\)BC = BD (2 cạnh tương ứng)

Từ (*) \(\Rightarrow\)AC = AD (2 cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\)△ACD cân tại A

b) Xét △FBC và △EBD có:

FCB = EDB (= 90o)

BC = BD (cmt)

FBC = EBD (đối đỉnh)

\(\Rightarrow\)△FBC = △EBD (cgv-gn)

\(\Rightarrow\)BF = BE (2 cạnh tương ứng)

Cũng suy ra được CF = DE

c) Xét △CAD cân tại A:

\(\Rightarrow\)CDA = (180o - CAD) : 2 (1)

Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}AC+CF=AF\\AD+DE=AE\end{matrix}\right.\)\(\left\{{}\begin{matrix}AC=AD\\CF=DE\end{matrix}\right.\Rightarrow AF=AE\)

\(\Rightarrow\)△FAE cân tại A

\(\Rightarrow\)AEF = (180o - EAF) : 2 (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\)ADC = AEF

Mà 2 góc ở vị trí đồng vị

\(\Rightarrow\)CD // EF

d) Xét △ABC vuông tại C

\(\Rightarrow CB^2+CA^2=AB^2\) (định lí Pytago)

\(\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2-AC^2}\)

\(\Rightarrow BC=\sqrt{13^2-12^2}=5\) cm

Khách vãng lai đã xóa
Kimito
9 tháng 3 2020 lúc 14:51

a) Xét tam giác ACB vuông tại góc ACB và tam giác ADB vuông tại góc ADB có:

AB chung

góc CAB= góc DAB

=> tam giác ACB = tam giác ADB( cạnh huyền_ góc nhọn)

=>BC=BD( hai cạnh tương ứng)

mà tam giác ACD có BC=BD=> ACD tam giác cân

Khách vãng lai đã xóa
Kimito
9 tháng 3 2020 lúc 14:58

câu a hơi lôn phần cuối mik sửa lại nha :

tam giác ACB = ADB ( cạnh huyền góc họn)

=> bd=bc hai cạnh t/ ứng

=>ac=ad hai canh t/ứng

mà tam giác ACD có ac= ad => acd cân nha

Khách vãng lai đã xóa
Kimito
9 tháng 3 2020 lúc 15:10

b)xét tam giác FCB vuông tại góc FCB và EDB vuông tại góc EDB:

BD=BC( cmt)

góc CBF = DBE ( đối đỉnh)

=> tam giác FCB=EDB( cạnh góc vuông góc nhọn kề nó)

=> BE=BF hai cạnh t/ứng

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Phan Hồng Phúc
Xem chi tiết
Trần Phan Hồng Phúc
Xem chi tiết
Ngọc Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Thị Phương Anh
Xem chi tiết
ROBFREE DUTY
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
7/8 17-ngô tấn khoa-
Xem chi tiết
Trịnh Bình An
Xem chi tiết