Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhiên Thi

Cho em hỏi từ năm 1945 tới nay đã ban hành bao nhieu bản hiến pháp? Nêu tên và đặc điểm?

p/s: giúp em với, êm đang chuẩn bị thi học kì 2

Nguyen
18 tháng 4 2019 lúc 13:38

Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận năm bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013 (được sửa đổi vào năm 2013).

Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946

Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được soạn thảo và được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946 với 240 phiếu tán thành (trên 242 phiếu).

Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945 gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1945.

Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.

Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.

Nội dung cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946

Hiến pháp năm 1946 bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều.

Lời nói đầu đã xác định ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp.

Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Chương I: Quy định hình thức chính thể của Nhà nước ta là Dân chủ Cộng hòa.

Chương II: Quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.

Chương III: Quy định về cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất - Nghị viện nhân dân.

Chương IV: Quy định về Chính phủ - cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.

Chương V: Quy định về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính - cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà nước, địa phương.

Chương VI: Quy định về cơ quan tư pháp - cơ quan xét xử của Nhà nước.

Chương VII: Quy định về vấn đề sửa đổi Hiến pháp.

Toàn bộ 7 chương của Hiến pháp đều được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đã nói trên. Chính ba nguyên tắc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ bản của Hiến pháp 1946.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, một chuyên gia về luật đánh giá: "Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều. Trong đó có những điều chỉ vẻn vẹn một dòng. (Ví dụ Điều 12 được viết như sau: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm"). Một trong những lý do giải thích sự ngắn gọn này là: Hiến pháp 1946 đã được thiết kế theo tư tưởng pháp quyền".

PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên giá trị, bởi mỗi câu chữ trong đó đều "vang vọng tiếng dân".

Đây là bản hiến pháp được soạn thảo theo tinh thần phân chia quyền lực (thường được biết đến với thuật ngữ "tam quyền phân lập"): lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) giống như Hiến pháp Hoa Kỳ và hiến pháp của các nước cộng hòa khác. Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi rõ: "Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa".

Điểm đáng chú ý là Điều 10 bản Hiến pháp 1946 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Đây là những quyền tự do bị hạn chế trong các bản hiến pháp sau này.

Tuy nhiên những giá trị của bản Hiến pháp 1946 không có giá trị vận dụng trong thực tế, chỉ có giá trị về mặt chính trị.[cần dẫn nguồn] Bởi vì nhiều lý do khiến cho Hiến pháp 1946 không được thực thi.

Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 điều chia làm 10 chương:

Chương I- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;

Chương II- Chế độ kinh tế và xã hội;

Chương III- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

Chương IV- Quốc hội;

Chương V- Chủ tịch nước;

Chương VI- Hội đồng Chính phủ;

Chương VII- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Chương VIII- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân;

Chương IX- Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô;

Chương X- Sửa đổi Hiến pháp.

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959

Nguyên nhân sửa đổi[sửa | sửa mã nguồn]

"Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1959). Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai.

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980

So sánh những bản hiến pháp thì Hiến pháp 1980 dựa trên mẫu hiến pháp năm 1977 của Liên Xô với cơ chế Quốc hội bầu ra Hội đồng Nhà nước với cơ quan này lãnh trách nhiệm hành chính làm ban thường vụ của Quốc hội. Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa nắm quyền hành pháp lẫn lập pháp. Hội đồng này có bảy thành viên, đứng đầu là chủ tịch, có một số phó chủ tịch trợ giúp cùng với một tổng thư ký. Hội đồng Nhà nước có quyền tuyên chiến, ra lệnh tổng động viên, thông qua hiệp ước quốc ngoại và giám sát Hội đồng Bộ trưởng.[9]

Nguyên nhân sửa đổi[sửa | sửa mã nguồn]

"Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1980).

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung cơ bản của Hiến pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992

Hiến pháp 1992 bao gồm lời nói đầu, 147 điều trong 12 chương.

Trong lời nói đầu, lịch sử Việt Nam được ghi chép lại sơ lược và nguyên nhân sửa đổi được trình bày.

Thiếu sót nghiêm trọng nhất là không ghi nhận và không công bố các ý đồ của những nhà thiết kế biên soạn bản hiến pháp 1992 để làm nền tảng cho việc giải thích hiến pháp hay giải thích luật dựa trên hiến pháp về sau. Ý đồ của các cá nhân và tập thể biên soạn hiến pháp sẽ giúp tòa án hay cơ quan chính phủ diễn giải hiến pháp đảm bảo tính thống nhất của hiến pháp và phù hợp với tinh thần của các nhà soạn thảo. Sự thiếu sót này khiến hiến pháp có thể bị suy diễn và diễn dịch tùy tiện trong công tác làm luật hay giải quyết các tranh chấp liên quan đến hiến pháp. Từ đó dẫn đến việc bản hiến pháp chỉ phục vụ được một thời kỳ lịch sử nào đó rồi hết giá trị và phải làm cái khác. Xã hội pháp trị dựa trên luật pháp; luật pháp dựa trên hiến pháp; cho nên sự ổn định của xã hội và của chế độ có thể nói là dựa trên tính ổn định của hiến pháp.

Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức" (điều 2). Trong chương V, các quyền cơ bản của công dân được quy định, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận (điều 69), quyền tự do tôn giáo (điều 79), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (điều 71), quyền tự do đi lại và cư trú (điều 68), quyền tự do kinh doanh (điều 57), quyền tác giả (điều 60), và các quyền khác. Trong chương V cũng ghi rõ rằng: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" (điều 76).

Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001.

Về mặt cơ cấu, Hiến pháp 1992 xóa bỏ Hội đồng Nhà nước, quy chức vị vào một cá nhân là Chủ tịch nước. Ngoài ra Hiến pháp 1992 giảm số đại biểu Quốc hội từ khoảng 500 xuống còn 400.[9]

Nguyên nhân sửa đổi[sửa | sửa mã nguồn]

"Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu)

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đến sáng ngày 8 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp,[10] ngày 09 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp.[11] Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều[12] trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các lần sửa đổi Hiến pháp[sửa | sửa mã nguồn] Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001[sửa | sửa mã nguồn]
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nghị quyết này được ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002).[13]

Hoàn cảnh ra đời & đặc điểm: Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Ðảng; cụ thể hóa đường lối, chính sách mà Ðại hội Ðảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Ðại hội lần thứ VIII và Ðại hội lần thứ IX của Ðảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (trích nguồn Quốc hội Việt Nam khóa X [14])

Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Đợt sửa đổi Hiến pháp 2013

Ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ ngày công bố đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013.[15] Trong lần sửa Hiến pháp này, rất nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước đã được nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh qua các phương án khác nhau cho từng điều khoản Hiến pháp[16]

Lần đầu tiên trong lịch sử, việc góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 được chính quyền Việt Nam đưa đến từng hộ gia đình[1]. theo báo cáo của các cơ quan, tổ chức hữu quan, trong 5 tháng tính tới tháng 5/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức

Nhiều nhân sĩ đã góp ý bỏ điều 4 để đảng cầm quyền cạnh tranh chính trị cùng các đảng khác, sửa các điều khoản về quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp.[17][18] Báo Quân đội Nhân dân trong thời gian này đưa ra bài viết nêu quan điểm rằng "đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992" là "mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".[19] Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã phát biểu rằng một số góp ý cho Dự thảo, bao gồm đề xuất sửa đổi Điều 4, thể hiện "suy thoái chính trị". GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng bỏ hay giữ Điều 4 thực chất không thay đổi bản chất lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, một khi Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".[20] Trong dự thảo Hiến pháp lần 3, có những vấn đề đã được ghi vào bản dự thảo (như đổi tên nước, bỏ quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội, trưng cầu dân ý về Hiến pháp…)[21] Tuy nhiên Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bản mới nhất trình Quốc hội tháng 5/2013: Một số nội dung trở lại như dự thảo lần đầu. Dự thảo mới không còn nêu phương án trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; giữ nguyên nền tảng liên minh giai cấp (Điều 2); không còn phương án diễn đạt gọn (Điều 4); Lời nói đầu, dự thảo mới không ghi nhận "chủ quyền nhân dân" mà thay bằng "quyền làm chủ" - khi nói về mối quan hệ giữa nhân dân và HP[22]


Các câu hỏi tương tự
Uyên  Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Tien Ngoc
Xem chi tiết
Vũ Hương Giang
Xem chi tiết
Linh Thùy
Xem chi tiết
đinh mai
Xem chi tiết
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Tùng Tn Nguyễn Ngọc Tùng
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết