Cho đoạn văn sau:
"Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vàng"
a, Đoạn văn trê sử dụng phép tu từ nào?Tác dụng?
b,Chuyển đổi câu:"Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị" thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể mà ít làm tổn hại đến ý chính của câu.
a)+ So sánh:
- Ngôn ngữ của Người….như ngôn ngữ người dân…
- Ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười.
+ Liệt kê:
- Phong độ, ngôn ngữ, tính tình
- Phong phú, ý vị
=> Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói và trong bài viết của mình.
b,Chuyển đổi câu:"Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị"
=>"Tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị được người khéo dùng "
-Rút gọn:
+Lối nói châm biếm kiến đáo, thường được người khéo dùng