BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 7
I.TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT,CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI.
Bài 1: So sánh hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu vài cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau .
Bài 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ sau:
- Thương người như thể thương thân
- Người như hoa ở đâu thơm đấy
- Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng.
- Người ta là hoa đất
- Một mặt người bằng mười mặt của.
II. VĂN NGHỊ LUẬN
Bài 3: Thế nào là văn nghị luận? Nêu đặc điểm của văn nghị luận.
Bài 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn bản nghị luận để biểu đạt? Vì sao?
a/ Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn.
b/ Giới thiệu về người bạn của mình.
c/ Trình bày quan điểm về tình bạn .
Bài 5: Cho đoạn văn sau:Nghệ thuật đọc sách
Thú đọc sách thời nào cũng được coi là một trong những cái thú tao nhã của đời sống văn minh[…]. Một người không có thói quen đọc sách bị giam hãm trong một thế giới chật hẹp về không gian và thời gian; suốt đời quanh quẩn trong cái vòng thường lệ, chỉ tiếp xúc, chuyện trò với vài người quen, chỉ trông thấy những việc xảy ra ở chung quanh, không thoát ra khỏi cái ngục đó. Nhưng cầm một cuốn sách trên tay là tức thì người đó được sống trong một thế giới khác hẳn; nếu cuốn đó là một cuốn hay thì người đó được một người giỏi đàm thoại kể chuyện cho nghe, dắt dẫn vào một thế giới khác, một thời đại khác[…]. Mỗi ngày được sống hai giờ trong một thế giới khác, quên những phiền toái trong đời đi, hạnh phúc đó,[…] người nào mà không thèm khát? Xét kết quả về tâm lí thì đọc sách quả như đi du lịch.
a. Mục đích của văn bản trên là gì?
b. Tìm các (ý chính) luận điểm trong văn bản trên?
c. Chỉ ra các luận cứ của văn bản?
d. Hãy cho biết cách lập luận mà tác giả đã sử dụng trong văn bản trên?
III. RÚT GỌN CÂU.
Bài 6: Thế nào là câu rút gọn? Khi rút gọn câu có tác dụng gì?
Bài 7: Xác định câu rút gọn có trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan .
– Khôi phục lại thành phần đã được rút gọn trong từng câu;
– Giải thích vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn.
Bài 8: Viết 1 đoạn văn kêu gọi mọi người cùng chung tay phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp Corona (khoảng 7-10 câu) có sử dụng ít nhất 2 câu rút gọn và gạch chân.