Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh "sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa"; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng "uốn mình" của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh "đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh".
GỢI Ý:
- Giới thiệu: bốn câu thơ của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ Chợ tết: miêu tả bức tranh thiên nhiên vùng đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
- Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”: Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa”. Gợi dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết.
+ Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh” : ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.
+ Từ ngữ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, đỏ ( son), hồng
( bình minh) và các động từ nháy, uốn, thoa, nằm…: Góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui.
- Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…
Dựa theo các gợi ý, bạn chuyển thành đoạn văn nhé!
+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
=> Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Bài làm:
Trong bài thơ chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh ''sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa'', qua bptt, ta thấy được vẻ đẹp của sương trắng,nógiống như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời. Hay bptt nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang tâm hồn như con người. Tác giả cũng sử dụng nhiều tính từ ,động từ:'' trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...'' Tất cả các bptt được t/g sử dụng thật khéo léo tạo nên một bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê...
Dưới ánh hồng bình minh, mọi cảnh vật đều trở nên tráng lệ. Từ giọt sương trắng đến tia nắng tía, từ núi xanh đến đồi son, tất cả đều cựa quậy, náo nức, sáng bừng lên. Cảnh chợ Tết càng thêm đẹp:
"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh"
Cảnh vật được nhân hóa như mang tình người, hồn người, cùng khoe sắc chia vui với bà con các ấp "tưng bừng" đi chợ Tết. Các động từ được tác giả dùng rất đắt: "ró", "nháy hoài", "uốn mình", "thoa", "nằm"...