Cho đoạn thơ sau :
" Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy sương khô
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!"
? Hãy phân tích đoạn thơ trên, từ đó liên hệ về trách nhiệm của em trong việc giữ gìn và bảo
vệ danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Hành trình du ngoạn của tác giả:
+ Các địa danh Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.
→ Những địa danh được biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng. Tác giả là người có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng.
+ Các danh lam thắng cảnh Đại Việt: Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng - dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
→ Tác giả yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ hào hùng của dân tộc.
+ Cách nói cường điệu: Sớm Nguyên Tương - chiều Vũ Huyệt, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày.
→ Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách, say sưa, chủ động đến với thiên nhiên.
- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng
+ Hùng vĩ, tráng lệ:
• "Sóng kình muôn dặm": Địa thế hiểm trở, dữ dội của con sông Bạch Đằng.
• "Đuôi trĩ một màu": Những con thuyền nối đuôi nhau trên dòng sông.
+ Thơ mộng, trữ tình
• Thời gian "ba thu": Tháng thứ ba của mùa thu, thu chín nhất.
• "Nước trời một sắc": Bầu trời, mặt nước đều hòa chung một màu trong xanh.
+ Hoang vu, hiu hắt
• Từ láy "san sát, đìu hiu": Cực tả khung cảnh hoang vu, lạnh lẽo đầy lá lách, lau sợi
• "Giáo gãy, xương khô": Chiến trường xưa, chốn tử nạn của quân thù.
- Tâm trạng của khách:
+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống
+ Tư thế "đứng lặng giờ lâu" cho thấy nhà thơ đang đắm chìm vào thế giới nội tâm với sự tiếc nuối ngậm ngùi.