cho đoạn thơ sau: lận đận ..... thiêng liêng - bếp lửa
a.chỉ ra 2 phuong thức biểu đạt được tác giả sử dụng ttrong đoạn thơ trên
b. xét về cấu tạo, từ " lận đận " trong câu thỏ lận đận đời bà biết mấynắng mưa thuộc loại từ nào giải thích ý nghĩa của từ đó
c. câu thơ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa sử dụng biện pháp tu từ nao? nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó
d. phép điệp cấu trúc trong đonạ thơ có hiệu quả gì
e. có bạn thắc mắc không tìm được từ ấp iu trong tù điển. có thể coi đây là 1 sáng tạo của BV không? biệc sáng tạo ấy góp gì cho việc biểu đạt câu thơ
f. xét về mục đích nói, câu kết trong khổ thơ thuộc kiểu gì? chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu thơ đó
a. PTBĐ: Tự sự, Biểu cảm
b. Từ "lận đận" là từ láy
Ý nghĩa: lận đận là những vất vả, chật vật vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, vấp váp
c. Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ hình ảnh "nắng mưa" - những gian truân, vất vả, sóng gió trong cuộc đời bà
Tác dụng: Từ láy "lận đận" và hình ảnh ẩn dụ nắng mưa đã cho thấy được nỗi vất vả, lo toan của bà cho cuộc sống gia đình
d. Hiệu quả: Điệp từ "nhóm" được đặt ở đầu mỗi câu thơ
- Điệp từ "nhóm" vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng nhằm nhấn mạnh hành động cần mẫn của bà mỗi ngày: sớm sớm chiều chiều bà đều nhóm lửa. Đó là ngọn lửa của tình yêu tương, của niềm tin và sức sống mãnh liệt mà bà luôn ủ sẵn và truyền sang cho cháu
- Khơi dòng cảm xúc, tạo chất nhạc, tăng tính nhịp điệu cho bài thơ
e. "Ấp iu" là một sáng tạo mới của nhà thơ trẻ Bằng Việt
- Đó là sự kết hợp và biến thái của hai từ "ấp ủ" và "nâng niu".
- "Ấp iu" gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể
f. Xét theo mục đích nói: Câu cảm thán
Thành phần biệt lập: bếp lửa ( Thành phần phụ chú - nằm sau dấu gạch ngang)
Chúc bạn học tốt nhá!