Cho đoạn thơ:
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Quê hương-Đỗ Trung Quân)
a) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ.
b) Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên.
Help me...
a. Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là : So sánh, nhân hóa
b. Bạn vào đây để tham khảo nhé : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/72407.html
CHÚC BẠN HỌC TỐT, NHỚ TICK CHO MÌNH NHÉ
a) Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ : so sánh
.
b.
- " Quê hương " của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo đã được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương, trong đó có hình ảnh : Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
- Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ so sánh với quê hương. Những hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với " con diều biếc " bay bổng, có dòng sông êm đềm…và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
- Các tính từ "biếc ", " nhỏ ", " êm đềm " gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.
- Âm điệu đoạn thơ du dương, dịu dịu, lan trải đưa những hình ảnh thân thuộc đong đầy những kỉ niệm của tuổi thơ lắng nhẹ vào hồn người để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi.
- Bằng các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, nhà thơ đã diễn tả một cách vừa cụ thể, vừa gợi hình tượng gương mặt tâm hồn quê hương. Quê hương trong tiềm thức và trái tim mỗi người là những gì thân yêu, gắn bó.
- Qua bài thơ, ta cảm nhận được một tình yêu quê hương đằm, thiết tha của nhà thơ. Yêu quê hương cũng là yêu bầu trời, yêu cánh đồng, yêu kỉ niệm tuổi thơ đẹp.
- Mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.
+ Em sẽ ...
a, Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh " Quê hương là con diều biếc "," Quê hương là con đò nhỏ ".
b, Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm "quê hương" của Đỗ Trung Quân đã cho em thấy tác giả yêu quê hương của mình biết chừng nào. Khi nhắc đến bài thơ này, ai chắc chắn cũng sẽ nghĩ đến quê hương mình, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhớ đến quê hương, em lại nhớ về một thời hay đi trèo leo hái khế, cứ hái được vài trái cả đám lại chụm vào ăn. Và chúng bạn thôn quê ngày nào cũng thường rủ nhau đi đò qua sông. Cứ nghĩ lại những kỉ niệm trẻ thơ ấy, bất giác tôi lại mỉm cười, rồi tự trách mình. Kỉ niệm ở nơi chôn rau cắt rốn ấy vẫn còn tồn tại trong lòng những đứa trẻ chúng tôi.
Tích cho mình nhé!
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ ,
Êm đềm khua nước ven sông.
a) Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh.
b)« Quê hương » của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo đã được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Bài thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương, trong đó có hình ảnh : Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ so sánh với quê hương. Những hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với « con diều biếc » bay bổng, có dòng sông êm đềm…và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
Các tính từ « biếc », « nhỏ », « êm đềm » gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.
Âm điệu đoạn thơ du dương, dịu dịu, lan trải đưa những hình ảnh thân thuộc đong đầy những kỉ niệm của tuổi thơ lắng nhẹ vào hồn người để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi.
Bằng các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, nhà thơ đã diễn tả một cách vừa cụ thể, vừa gợi hình tượng gương mặt tâm hồn quê