Câu 1(4 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
[...] Cho con gửi khắp xa gần,
Tới người bác sĩ vì dân quên mình,
Tới người chiến sĩ áo xanh,
Tới người chống dịch chút tình, chút mong.
Toàn dân ta hãy đồng lòng
Thì con Covid đừng hòng lây lan.
Khi nào chiến thắng vẻ vang,
Người đi chống dịch hiên ngang trở về.
Bố con ta sẽ ra đê,
Thả diều, câu cá, chiều hè dạo chơi.
Mẹ con sẽ ngó lên trời,
Trông sao sáng ngời nuôi những ước mơ.
Mong sao từng phút, từng giờ,
Từng đêm, từng sáng, từng trưa, từng người,
Quyết tâm kiến tạo cuộc đời,
Gia đình hạnh phúc rạng ngời tương lai [...]
(Gửi bố mẹ nơi tuyến đầu chống dịch của Hoài Ngọc - Học sinh lớp 9,
trường THCS Quảng Minh, Việt Yên, theo Báo Bắc Giang)
1) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là gì ? (0,5đ)
2) Những ai được nhắc đến trong bài thơ ? (0,5đ)
3) Phân loại từ ghép, từ láy trong các từ sau: xa gần, lây lan, vẻ vang, hiên ngang (0,5đ)
4) Nêu tác dụng của phép tu từ có trong 4 câu thơ đầu (1,5đ)
5) Tình cảm gia đình được gửi gắm qua ước mơ bình dị của tác giả là gì ?(1đ)
Câu 2 (6 điểm).
Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sán
''Em bé của chị!
…Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân, và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covit-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm.''
1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu hiệu quả của nó trong việc diễn đạt nội dung .
(1) Hôm qua, mình share (chia sẻ) cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó trên mạng và viết: “Tới một cô tinh tinh bị bỏ rơi, khi được cứu và thả cho trở về rừng, cô còn biết ôm chầm lấy người từng cứu mình”. Mọi người cảm thán quá chừng. Hầu hết nghiêng về hướng “Cứu vật vật trả ơn – cứu nhân nhân trả oán”. Còn mình, thú thật, khi ngắm mãi cái ôm đó của con tinh tinh với người phụ nữ của trạm cứu hộ, khi viết những dòng đó, mình đã nghĩ nhiều hơn đến ý: Đến con vật mà còn biết ôm choàng lấy con người để biểu lộ tình cảm, còn giữa con người chúng ta, vì sao hà tiện làm chi những cái ôm?
(2) Mình cứ xem đi xem lại cái ôm thắm thiết, đầy tình cảm thương yêu của cô tinh tinh và cái vỗ vỗ lưng đầy động viên an ủi của người phụ nữ. Mấy lần như một, cứ xem tới đoạn đấy, là nước mắt lại trào ra. Và bạn nghiệm lại đi, đâu phải chỉ có mỗi trường hợp này.
(3) Có phải một trăm lần như một, mỗi lần bạn được ngắm cảnh hai người (hoặc mở rộng ra, chúng sanh nói chung) ôm choàng lấy nhau - dẫu đó là vợ chồng, cha con mẹ con, anh chị em, hay bạn bè, người thân, đồng nghiệp, thậm chí những người xa lạ vì thương cảm hoặc cảm kích nhau mà ôm choàng lấy nhau, trái tim bạn lại trào dâng một dòng cảm xúc ấm áp, tựa như dòng nước chảy xuôi?
(4) Đó, tác động của những cái ôm đó. Không chỉ làm rung cảm những người trong cuộc, mà còn làm những người xung quanh ấm áp lây.
(Trích Thương còn không hết - ghét nhau chi - Lê Đỗ Quỳnh Hương)
a. Xác định và gọi tên 1 thành phần biệt lập và thành phần khởi ngữ trong đoạn văn số (1).
b. Khi xem cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó, tác giả bài viết đã nghĩ về điều gì?
c. Em có đồng ý với ý kiến của tác giả về tác dụng của những cái ôm là Không chỉ làm rung cảm những người trong cuộc, mà còn làm những người xung quanh ấm áp lây không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3-5 dòng)
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Câu 1 nêu phương thức biểu đạt Câu 2 Nội dung chính của đoạn văn bản Câu 3 Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn "Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích." Câu 4 Từ tấm gương Bác Hồ trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về việc thế hệ trẻ học ngoại ngữ ngày nay
TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID
Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.
Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội. những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc "sống còn ấy" dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.
Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc" Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quả là khẩu trang y tế. nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách lỵ, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí...
(Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)
a. Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
b. Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)
c. Từ "giặc" trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)
d. Theo quan sát thực tế của em, hiện nay mọi người (trong trường học, ở khu phố, ở các nơi công cộng) đang làm gì để phòng chống dịch Covid-19? Hãy viết một đoạn văn tối đa 5 dòng nêu ít nhất hai biểu hiện em cho là tiêu biểu. (1,0 điểm)
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Bác nông dân và những người con người
(1)Một bác nông dân khi về già, cấm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn.
(2)“Các con”, bác nói: “Hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kỳ trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại. Vì trong các thửa đất này, cha ông ta có cất giấu cả một kho của cải châu báu. Cha không biết rõ vị trí của kho bầu ở đâu nhưng nó ở trong ruộng vườn của chúng ta và các con chắc chắn sẽ tìm được. Các con cứ việc đào bởi tất cả, đừng chừa chỗ nào.”
(3)Sau khi người cha mất, mồ yên, mả ấm, các con của ông bắt đầu ra tay đào bới, cuốc lật tất cả ngóc ngách trên thửa ruộng. Và cứ thể, sau vụ mùa nào, họ cũng cuốc lật như vậy đến hai ba lần.
(4)Sau bao vụ mùa trôi qua, họ chẳng tìm được kho vàng bạc châu báu nào cả. Nhưng vụ nào họ cũng bội thu và để ra được một khoản tiền lớn. Họ hiểu ra rằng, kho báu mà cha mình nói đó chính là số tiền họ có được sau mỗi mùa thu hoạch. Rồi cứ thế, hết năm này đến năm khác, họ cùng nhau tiếp tục cuốc đất đi tìm kho báu trên thửa ruộng của chính gia đình mình.
Câu 1. Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn (3) và đoạn văn (4) ở văn bản trên và cho biết ý nghĩa của phương tiện liên kết đó?
Câu 2. Người cha trong câu chuyện trên đã căn dặn các con điều gì? Các con của ông đã tìm được kho báu bằng những việc làm nào?
Câu 3. Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và li giải vì sao?
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Sự siêng năng sẽ giúp mỗi người gặt hải được thành quả tốt đẹp ngay cả trên những mảnh đất cằn cỗi nhất. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (khoảng 2/3 trang giấy thi)
Mắt ướt nhoà khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khoẻ của người thân mà chẳng hề ở bên chăm sóc... Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của của nhân dân - gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc mới hiểu...
[ ... ]Những mệnh lệnh từ quê hương truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch thật nhanh là điều họ luôn ghi nhớ. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, quên đi sức khoẻ của chính bản thân mình. Đó là những ngày làm việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm quầng... Và tất cả đang trong thời kỳ nóng nhất, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Họ chỉ biết kiên cường chiến đấu.
Đọc đoạn trích sau:
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất.Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế tri thức chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
-Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới-Vũ Khoan.
Hãy xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong đoạn trích
Cảm ơn
GIÚP EM VỚI Ạ,EM CẦN GẤP Ạ
Bác nông dân và những người con
(1)Một bác nông dân khi về già, cấm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn.
(2)“Các con”, bác nói: “Hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kỳ trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại. Vì trong các thửa đất này, cha ông ta có cất giấu cả một kho của cải châu báu. Cha không biết rõ vị trí của kho bầu ở đâu nhưng nó ở trong ruộng vườn của chúng ta và các con chắc chắn sẽ tìm được. Các con cứ việc đào bởi tất cả, đừng chừa chỗ nào.”
(3)Sau khi người cha mất, mồ yên, mả ấm, các con của ông bắt đầu ra tay đào bới, cuốc lật tất cả ngóc ngách trên thửa ruộng. Và cứ thể, sau vụ mùa nào, họ cũng cuốc lật như vậy đến hai ba lần.
(4)Sau bao vụ mùa trôi qua, họ chẳng tìm được kho vàng bạc châu báu nào cả. Nhưng vụ nào họ cũng bội thu và để ra được một khoản tiền lớn. Họ hiểu ra rằng, kho báu mà cha mình nói đó chính là số tiền họ có được sau mỗi mùa thu hoạch. Rồi cứ thế, hết năm này đến năm khác, họ cùng nhau tiếp tục cuốc đất đi tìm kho báu trên thửa ruộng của chính gia đình mình.
Câu 1. Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn (3) và đoạn văn (4) ở văn bản trên và cho biết ý nghĩa của phương tiện liên kết đó ?
Câu 3. Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và li giải vì sao?