Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m=100g được treo bằng dây có chiều dài l=2m vào 1 điểm cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đến vị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc \(\alpha_0=\) 60o rồi thả không vận tốc ban đầu. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí, lấy mốc thế năng là mặt phẳng ngang đi qua vị trí cân bằng của vật. Lấy g=10m/s2
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí ban đầu.
b. Tính lực căng của dây treo khi vật qua vị trí cân bằng
cho hệ vật như hình vẽ: vật 1 có khối lượng 2 kg đặt bên trên sát mép vật 2 có khối lượng 10 kg và chiều dài AB = 2m. Dây nhẹ không dãn. Ròng rọc nhẹ. Hệ số ma sát giữa các mặt tiếp xúc là 0,1 tác dụng vào vật B lực kéo F = 20N. Lấy g = 10m/s^2. xác định thời gian để vật 1 đi sát mép vật 2
Một ô tô chuyển động trên đường thẳng từ x đến y. Khi đi ngang qua A với vận tốc 72km/h thì ô tô bắt đầu tắt máy và chuyển động chậm dần đều. Sau 20s kể từ lúc tắt máy vận tốc ô tô giảm còn 36km/h.
a. Tìm quãng đường ô tô đi được kể từ lúc tắt máy đến lúc dừng lại.
b. Cùng lúc ô tô ngang qua A một người đi xe máy bắt đầu khởi hành tại C chạy cùng chiều với ô tô và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Xác định vị trí hai xe gặp nhau, biết đoạn AC= 150m
Câu 2: Hai vật có khối lượng m1= 1kg, m2= 3kg nối với nhau bằng dây mảnh vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ. Vật m2 có thể trượt trên mặt phẳng nghiên OA với góc nghiêng apha= 30độ. Cho g=10 m/s2
a. tính gia tốc của vật m1 và m2
b. ở thời điểm t=0 vật m2 đang đi lên m=và ngang qua C với vận tốc v=1m/s. Hỏi sau 2s vật m2 cách điểm C một đoạn bao nhiêu?
Câu 3: trên một đường dốc dài Ax, với a là chân dốc. Một chất điểm chuyển động dọc theo dốc với gia tốc luôn có chiều hướng xuống dọc theo dốc và có độ lớn không đổi và bằng 1m/s2. Ở thời điểm t=0 chất điểm chuyển động đi ngang qua C với vận tốc 4m/s biết AC=32,5m
a. viết phương tình chuyển động của chất điểm này. chọn hệ trục tọa độ theo phương dốc. gốc tọa độ là A, chiều dương hướng lên dọc theo dốc. tính tọa độ cực đại của chất điểm đó.
b. hỏi sau bao lâu chất điểm trở về với chân dốc A.
Câu 4: một xe tải khối lượng m1=5 tấn kéo một xe con có khối lượng m2=3 tấn bằng dây cáp trên đường thẳng nằm ngang. Biết lực của chuyển động cơ xe tải Fk =18000 N, hệ số ma sát giữa mỗi xe và mặt đường là 0,2.
a tính gia tốc của mỗi xe và sức căng dây cáp.
b. khi hai xe đạt đến vận tốc 10m/s thì dây cáp đột ngột bị đứt. lực kéo của động cơ xe tải vẫn không đổi. Sau 2s kể từ khi dây bị đứt, hai xe cách nhau một khoảng là bao nhiêu? cho g=10m/s2
một lò xo có độ cứnhttp://coccoc.com/search#g k=100n/m; chiều dài tự nhiên = 30cm; đầu trên treo cố định. a) treo vào đầu dưới một vật có khối lượng m= 200g. Tìm chiều dài lò xo khi vật cân bằng? b) Hỏi phải treo đầu dưới một vật có khối lượng bằng bao nhiieeu để khi vật cân bằng lò xo có chiều dài 35cm? Lấy g =100m
Bài 7: Một vật có khối lượng m = 0,5kg được buộc vào đầu của một lò xo có độ cứng k = 200N. Đầu kia của lò xo được giữ cố định. Vật m có thể chuyển động không ma sát trên một mặt nằm ngang. Kéo vật tới vị trí lò xo giãn 20cm rồi thả nhẹ.
Xác định vị trí vật có vận tốc cực đại. Tính độ lớn của vận tốc này.
Xác định vị trí của vật mà tại đó thế năng đàn hồi bằng với động năng. Xác định độ lớn vận tốc của vật khi này.
Nếu như ban đầu ta cung cấp cho vật một vận tốc có độ lớn bằng 10cm/s, hãy xác định độ nén cực đại của lò xo khi này.
Nếu như vị trí buộc lò xo chỉ chịu được một lực tối đa bằng 20N. Hãy xác định vận tốc nhỏ nhất cung cấp cho vật để lò xo bị bật ra khỏi điểm treo
2, Một vật có khối lượng m = 11 kg bằng thép nằm yên trên bàn nằm ngang. Hệ số ma sát tĩnh
giữa vật và bàn là µ = 0,52 .
a/ Hỏi độ lớn của lực tác dụng ngang vào vật phải bằng bao nhiêu để vật bắt đầu chuyển động
b/ Độ lớn của lực tác dụng hướng lên theo phương 60 độ so với phương ngang vào vật phải bằng
bao nhiêu để vật vừa đúng bắt đầu chuyển động ?
c/ Nếu lực tác dụng hướng xuống theo phương 60 độ so với phương ngang thì độ lớn của nó có
thể bằng bao nhiêu để không làm cho vật chuyển động ?
Cho hệ vật như hình vẽ. Gồm M1 và M2 nối với nhau bằng 1 sợi dây không giản và vắt qua ròng rọc. khối lượng của dây và ròng rọc không đáng kể. M2 = 1.5kg chuyển động trên mpn hợp với phương ngang 1 góc α = 300, μ ( giữa mpn và M2) = 0.2 . Lấy g= 10m/s2
a. Với gtri nào của M1 nó đi xuống nhanh dần đều.
b.tại thời điểm M1 dang đi xuống thì dây đứt, lúc đó M2 có V0= 2m/s và ở điểm M cách C 1m. Hãy tính độ lớn vận tốc M2 tại C ( mpn đủ dài ). Xác định S cđ trên sàn cho đến khi đến C.
Vật khối lượng m=0,5klg nằm trên mặt bàn nằm ngang gắn vào đầu lò xo thẳng đứng có độ cứng k =10N/m ban đầu lò xo dài Lo=0,1m và không biến dạng khi bàn chuyển động theo phương ngang lò xo nghiêng góc 60 so với phương thẳng đứng tìm hệ số ma sát của vật và mặt bàn
Cho hệ ròng rọc như hình vẽ, biết m1 = 214g, m2 = 405g, dây nối giữa 2 vật dài 4,3m. Giả sử ban đầu vật m2 ở điểm cao nhất của ròng rọc và m1 cách mặt đất 0,5m và xem dây có khối lượng không đáng kể, không giãn, hãy xác định:
a. Gia tốc của hệ.
b. Động năng cực đại của m2.
c. Thời gian để m2 chuyển động đến điểm thấp nhất.