Lẽ đương nhiên.Trong hệ sinh thủy, cá sống trong nhiều tầng nước khác nhau.Nước trong quá thì lấy đâu ra thức ăn.Đến sinh vật phù du còn chẳng thèm lai vãng.Dưới bùn sâu cá sặc mặc sức no say.
" Nước trong quá thì không có cá" hàm ý con người chỉ thể hiện bản lĩnh thật sự trong nghịch cảnh(nước đục).Bạn có thể tìm được ý nghĩa câu nói này trong truyện Khang Hy Đại Đế qua việc lựa chọn ngôi thái tử.Ông, mặc dù đã lập Dận Nhưng mấy mươi năm, nhưng vẫn mở ngỏ ngôi báu để xem xem các hoàng tử cạnh tranh "đuổi hưu ở trung nguyên" ntn, qua đó tìm được người kế vị xứng đáng nhất.Chẳng có gì bất chiến tự nhiên thành.
Người trong quá, kẻ khác khó gần.Đạo cao quá, người thường khó dung nạp.Nên cũng phải hạ thấp một tý cho hài hòa.Tốt đạo sẽ đẹp đời.
" Người trong sạch, liêm khiết, không nhờ vả, phụ thuộc vào ai khó thành công" là điều tất yếu.Chỉ dựa vào sức lực hữu hạn cá nhân, không thèm phụ thuộc vào người khác, tuy đáng quí, nhưng gặp phải không ít khó khăn.Người ta thường nói: 3 anh nông dân cũng bằng một anh Gia Cát.Mỗi người, dù xuất thân tầm thường đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ có một điều hay để ta nhờ vả.Sĩ diện quá tức là tự triệt tiêu lối thoát của mình.Phải linh động như con cá mập ngoài biển khơi, như con kền kền trên thảo nguyên bao la thì mới dễ sống.Độc lập chỉ mang tính tương đối.
Nước càng đục, sinh khuẩn càng phong phú.
Nói vậy chứ, các bác đừng thấy nước trong mà quậy thành đục để béo cò.
_Internet_
*Em hiểu về câu danh ngôn trên là : ý nói rằng nước mà sạch quá thì cá không thể nào sinh tồn được, người mà yêu cầu người khác nghiêm khắc quá thì cũng không ai có thể làm bạn. Ví như so đo tính toán với khuyết điểm hoặc sai phạm của người khác quá thì cũng không thể nào giữ người tài bên mình được.
* Rút ra bài học cho bản thân :mỗi chúng ta đừng khiến mình trở thành ‘tiểu nhân’, trong mắt chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác. Hãy mở lòng bao dung và thân thiện, bạn sẽ thấy thế giới này vẫn có bao điều tốt đẹp và luôn chào đón bạn.