Cho câu chủ đề " Sông núi nước Nam là bài thơ tiêu biểu cho niềm tự hào về ý thức tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam."
Hãy triển khai thành một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam ( khoảng 8-10 câu; gạch chân và chú thích dưới một đại từ; 1 từ Hán Việt.
THANK YOU SO MUCH !!!!!!
Gợi ý:
-Hai câu đầu:
+Tuyên bố chủ quyền của Đại Việt.
+Khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, nước có chủ quyền do Nam đế tự trị.
+Hai chữ ''Nam đế'' biểu hiện niềm tự hào, tự tôn của dân tộc.
+ Hai chữ ''Thiên thư'' biểu thị niềm tin thiêng liêng về sông núi nước Nam chủ quyền bất khả xâm phạm điều đó được sách trời ghi.
-Câu ba:
+Là câu hỏi cũng là lời kết tội lũ giặc xâm lược
+Giọng thơ vừa căm thù, vừa khinh bỉ một lời nói hàm xúc đanh thép.
-Câu cuối:
+Sáng ngời một niềm tin với sức mạnh chính nghĩa, tinh thần quyết chiến giặc sẽ bị thất bại.
+Ba chữ ''Thủ bại hư'' đặt cuối bài làm giọng thơ vang lên mạnh mẽ.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về