Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cún

Cho biết sự thích nghi của thực vật và động vật đối với:

1. Ánh sáng.

2. Độ ẩm.

3. Nhiệt độ.

4. Sinh vật cùng và khác loài.

Nguyễn Ngô Minh Trí
16 tháng 2 2019 lúc 11:08
Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống
Thực vật ưa ẩm - Cây lúa nước
- Cây cói
- Cây thài lài
- Cây ráy
- Ruộng lúa
- Bãi ngập ven biển
-Dưới tán rừng
- Dưới tán rừng
Thực vật chịu hạn - Cây xương rồng
- Cây thuốc bỏng
- Cây phi lao
-Cây thông
- Bãi cát
- Trong vườn
- Bãi cát ven biển
-Trên đồi
Động vật ưu ẩm - Ếch
-Ốc sen
- Giun đất
- Hồ, ao
- Trên thân cây
- Trong đất
Động vật ưu khô - Thằn lằn
-Lạc đà
- Vùng cát khô
- Sa mạc
zed & ahri
17 tháng 2 2019 lúc 15:05

Ánh sáng

Sự thích nghi của thực vật.

- Thực vật, tảo,… có màu là những loài có khả năng hấp thụ ánh sáng cho quang hợp. Không có ánh sáng, cây cối không thể tồn tại được. Ánh sáng chi phối đến mọi hoạt động của đời sống thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm cấu tạo, sinh lí và sinh thái của chúng.

- Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm chính:

+ Nhóm cây ưa sáng (nhiều loài cỏ, cây tếch, phi lao, bồ đề…) mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt. Trên tầng ưa sáng của rừng ẩm thường xanh ở nhiệt đới còn có tầng cây vượt tán với những thân cây cao 40-50m hay cao hơn nữa.

+ Nhóm cây ưa bóng: tiếp nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống dưới tán cây khác (phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng…) có lá mỏng, màu xanh đậm.

+ Giữa 2 nhóm cây sáng và ưa bóng là nhóm cây chịu bóng, gồm những loài phát triển được cả nơi giàu ánh sáng và nơi ít ánh sáng, tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng.

Sự thích nghi của động vật

- Khác với thực vật, nhiều loài động vật có thể sống trong bóng tối (động vật sống trong hang hay động vật sống dưới đáy biển sâu).

- Liên quan tới điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm chính:

+ Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú…) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang hay để dọa nạt… Ong sử dụng vị trí của mặt trời để đánh dấu và định hướng nguồn thức ăn, chim sử dụng mặt trời để định hướng khi di cư.

+ Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang: bướm đêm, cú, cá hang… thân màu sẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu). Nhiều loài lại ưa hoạt động vào chiều tối (muỗi, dơi) hay sáng sớm (nhiều loài chim).

- Một số sâu bọ ngừng sinh sản khi thời gian chiếu sáng trong ngày không thích hợp (hiện tượng đình dục). Thời gian chiếu sáng cực đại trong ngày còn làm thay đổi mùa đẻ trứng của cá hồi. Khi chuyển thời gian chiếu sáng cực đại/ ngày, cá thay đổi mùa đẻ trứng từ đông sang thu.

Độ ẩm

Sự thích nhgi của thực vật

Liên quan tới độ ẩm và nhu cầu nước đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn và nhóm trung gian là thực vật ưa ẩm vừa (trung sinh). Thực vật ưa ẩm sống ở nơi có độ ẩm cao, gần mức bão hòa. Thực vật chịu hạn tồn tại ở những nơi độ ẩm rất thấp (trên các cồn cát hay hoang mạc).

- Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá), giảm sự thoát hơi nước (khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…), tăng khả năng tìm nước (rễ rất phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”, tức là cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất. Vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết trái. Ví dụ, các loài thực vật ở hoang mạc.

Sự thích nghi của động vật

- Động vật có những loài ưa ẩm (ếch, nhái), ưa ẩm vừa và những loài chịu được khô hạn (lạc đà, đà điểu, thằn lằn…). Ở động vật biến nhiệt, khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao. Ở điều kiện khô nóng, động vật đồng nhiệt giảm tiết mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc. Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (con trùng, thằn lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc cực).

Nhiệt độ

Sự thích nghi của thực vật

Sống ở nơi giá rét, thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm. Sống ở nơi nóng bức (như sa mạc) thực vật thường có rễ cắm sâu xuống lòng đất, lá tiêu biến thành gai, nở hoa về đêm

Sự thích nghi của động vật

Sống ở nơi giá rét, động vật có lớp mỡ dưới da và lớp lông dày, di cư trú đông và ngủ đông. Sống ở nơi nóng bức (như sa mạc) động vật thường có khả năng tích trữ nước, chạy nhanh hoặc nhảy, móng cao để hạn chế việc tiếp xúc với các nóng và thường hoạt động về đêm

Mình chỉ biết được có 3 cái thôi, xin lỗi bạn nhé khocroi

Kiêm Hùng
17 tháng 2 2019 lúc 21:08

#THAM KHẢO:

Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

Các câu hỏi tương tự
My Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Minh Thư
Xem chi tiết
Vy Pham
Xem chi tiết
Vy Pham
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Hiểu Nghi
Xem chi tiết
Nhược Vũ
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Vy Pham
Xem chi tiết