Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Thị Mỹ Linh

Cho biết kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong những năm 20 của thế kỉ XX và nguyên nhân của sự phát triển đó.

Trần Ngọc Bích
28 tháng 10 2017 lúc 12:19

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Huyền Trang
8 tháng 11 2017 lúc 20:53

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Khanh Linh Tran
18 tháng 3 2018 lúc 12:53

sự phát triển, phồn vinh của Mỹ:

1. Là trung tâm tài chính thương mại, công nghiệp cùa Thế giới.

2. Chiếm 60% trữ lượng vàng của Thế Giới

3. Sản lượng công nghiệp tăng 69% (1923-1929), chiếm 48% sản lượng TG

4. Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,..

Shinichi Kudou
29 tháng 10 2018 lúc 21:35

Sự phát triển kinh tế :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai , nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện :

+ Tổng sản xuất quốc dân tăng bình quân hàng năm là 9%.

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới

+ Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

+ Mĩ có hớn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới...

- Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân :

- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

- Mĩ áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.

- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Satori Nguyễn
Xem chi tiết
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Minh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
nananana
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Linh Nhi
Xem chi tiết
NA~CUTE
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Tra
Xem chi tiết