Cho 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tác dụng vừa đủ với 219g dung dịch HCl 10%. Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua khan. Giá trị của m là (Cho nguyên tử khối theo u của Mg=24, Ca=40; Ba=137; Be=9)
cho 13.2 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IA ở 2 chu kì liên tiếp nhau tác dụng hết với HCl thu được 13.44 lít khi (đktc) và m gam muối khan. Xác định tên 2 kim loại, m ?
Cho 2,2 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư cho 1,68 lít khí hidro ( đktc ) . Xác định hai kim loại . ( Be = 9 , Mg = 24 , Ca = 40 , Sr = 87 , Ba = 137 )
Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với dd HCl dư cho 6,72 lít khí hiđro ở đktc. Xác định tên 2 kim loại và % khối lượng mỗi kl trong hh ban đầu.
hòa tan 2,84 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 120ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,896 lít CO2 (đo ở 54,6 độ C và 0,94 atm) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. M có giá trị là ?
Cho 11,6g hỗn hợp hai kim loại X,Y ở 2 chu kì liên tiếp (cùng thuộc nhóm IIA) vào H2SO4 loãng thu được dung dịch Z 7,84l khí (đktc). Tính số gam muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch Z và thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B ở hai chu kỳ kế tiếp nhau của im IIA tác dụng hoàn toàn trong 200 ml dung dịch HC1 vừa đủ, sau phản ứng thu được 37 lít khí ( ở đkc) và dung dịch Y.
* Tìm tên 2 kim loại A, B.
* Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch Y. Xem thể tích thay đổi ko đáng kể