Hướng dẫn soạn bài Thuế máu - trích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bảo Lê Huỳnh Quốc

Chính quyền thực dân đã "ghi nhớ công lao" và "đền đáp" những hi sinh của người dân thuộc địa như thế nào? Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều gì?

Thảo Phương
8 tháng 3 2018 lúc 18:12

+ Sự đối xử của chính quyền thực dân:
- Sau khi đã đổ máu để bảo vệ công lí chính nghĩa họ trở về chế độ bản xứ không biết gì đến công lí chính nghĩa.
- Từ người con yêu, bạn hiền mặc nhiên họ trở lại giống người An-nam mít bẩn thỉu.
- Họ bị lột tất cả các của cải, cho đến vật kỉ niệm.
- Bị đánh đập, kiểm soát vô cớ, đối xử với họ như đối xử với lợn từ thức ăn đến chỗ nằm.
+ Nhận xét về cách đối xử:
- Chính quyền thực dân đối xử với những người đi lính trở về như đối xử với súc vật và người có tội, chứ không phải là người đã có công đổ máu tưới cho vòng nguyệt quế của họ được tươi thắm.
- Cách đối xử ấy là sự tráo trở, đê hèn bịp bợm của một chính quyền mà vẫn thường vỗ ngực tự hào là mẫu quốc.

NX:

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thái độ đê mạt của đám quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra đồng thời đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân.

Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.

Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa

nguyen thi vang
10 tháng 3 2018 lúc 21:52

Chính quyền thực dân đã "ghi nhớ công lao" và "đền đáp" những hi sinh của người dân thuộc địa như thế nào? Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều gì?

- Chính quyền thực dân đã "ghi nhớ công lao" và "đền đáp" những hi sinh của người dân thuộc địa là: đối xử hết sức vô nhân đạo.

=> Vạch trần sự giả dối, bỉ ổi và tội ác của bọn thực dân.

Triệu Thị Phương
17 tháng 3 2018 lúc 20:12

Chính quyền thực dân đã "ghi nhớ công lao" và "đền đáp" những hi sinh của người dân thuộc địa như thế nào? Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều gì?

- Chính quyền thực dân đã "ghi nhớ công lao" và "đền đáp" những hi sinh của người dân thuộc địa là: đối xử hết sức vô nhân đạo.

=> Vạch trần sự giả dối, bỉ ổi và tội ác của bọn thực dân

Đạt Trần
27 tháng 3 2018 lúc 22:00

Chính quyền thực dân đã'' ghi nhớ công lao '' và ''đền đáp '' nhũng hi sinh của người dân thuộc địa bằng cách :
+ Họ mặc nhiên trở lại là "giống người bẩn thỉu".
+ Họ bị lột hết của cải, đồ dùng cá nhân và được đối xử như súc vật trên tàu trở về nước.
+ Họ được đón tiếp bằng bài diễn văn yêu nước rằng: "Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi!"
+ Thương binh và vợ con tử sĩ người Pháp được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện, sẵn sàng "đầu độc cả một dân tộc"...
Qua đó tác giả muốn bày tỏ khối căm phẫn ngùn ngụt đối với kẻ thống trị và niềm xót thương vô hạn trước thân phận người nô lệ của tác giả đằng sau những con số, sự kiện.

halinhvy
15 tháng 3 2019 lúc 12:34

+ Sự đối xử của chính quyền thực dân:
- Sau khi đã đổ máu để bảo vệ công lí chính nghĩa họ trở về chế độ bản xứ không biết gì đến công lí chính nghĩa.
- Từ người con yêu, bạn hiền mặc nhiên họ trở lại giống người An-nam mít bẩn thỉu.
- Họ bị lột tất cả các của cải, cho đến vật kỉ niệm.
- Bị đánh đập, kiểm soát vô cớ, đối xử với họ như đối xử với lợn từ thức ăn đến chỗ nằm.
+ Nhận xét về cách đối xử:
- Chính quyền thực dân đối xử với những người đi lính trở về như đối xử với súc vật và người có tội, chứ không phải là người đã có công đổ máu tưới cho vòng nguyệt quế của họ được tươi thắm.
- Cách đối xử ấy là sự tráo trở, đê hèn bịp bợm của một chính quyền mà vẫn thường vỗ ngực tự hào là mẫu quốc.

NX:

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thái độ đê mạt của đám quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra đồng thời đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân.

Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.

Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa

Ngọc Huyền
27 tháng 3 2020 lúc 14:14

Chính quyền thực dân đã “ghi nhớ công lao” và “đền đáp” những hi sinh của người dân thuộc địa là:

+ Họ trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh.

+ Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.

+ Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.

→ Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.

Qua đó tác giả muốn bày tỏ sự căm phẫn, tố cáo sự hà khắc, tráo trở của chính quyền thực dân.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mộc Lung Hoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
yoon mộc
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Hà Linh
Xem chi tiết
Thomas Alice
Xem chi tiết
Mộc Lung Hoa
Xem chi tiết