Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
luong le ha vy

Chiến thuật vườn ko nhà trống có tác dụng gi khocroikhocroigiúp tui dới!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nguyễn Huy Tú
3 tháng 1 2017 lúc 8:18

Ý hiểu:
- Chiến thuật " Vườn không nhà trống " được sử dụng rất phù hợp, khi quân giặc vào thành Thăng Long sẽ không có gì, không có lượng thực, vũ khí, tất cả đều hoang sơ, vắng vẻ ( ở dài ngày khiến chúng tiêu hao lương thực ), tinh thần của quân giặc tức giận, sức chiến đấu giảm sút. Khi quân giặc yếu , quân ta mới tổ chức phản công và dành thắng lợi.

Phạm Lê Quỳnh Nga
2 tháng 1 2017 lúc 20:41

- Với chiến thuật này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Phạm Thu Thủy
15 tháng 1 2017 lúc 11:05

Kế sách "Thanh dã" (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật, đó là: dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn. Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng "mưu, kế, thế trận", trong đó có kế sách "thanh dã". Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

nguyen anh duc
8 tháng 12 2017 lúc 20:49

chiến thất vườn không nhà trống có tác dụng khi địch vào thành không có lương thảo và vụ khi đã làm mất đi tinh thần chiến đấu của giác tư thế chủ động về bị động khi đó quân trần có thể tấn công để giành chiến thắng

Cong Nguyen
2 tháng 12 2019 lúc 21:18

*Tác dụng:

-Gây khó khăn về mặt quân lương cho quân địch.

-Đưa giặc vào thế bị động.

-Làm giảm tinh thần chinh chiến của quân địch.

Lớp 7a1 thân yêu.

Khách vãng lai đã xóa
Cong Nguyen
2 tháng 12 2019 lúc 21:30

Trân trọng mời các bạn THCS Uy Nỗ, tham khảo!!!!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Nhật Anh
Xem chi tiết
Le Thanh Tam
Xem chi tiết
Black Angel
Xem chi tiết
Hoa Huynh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Nguyệt
Xem chi tiết
Chi Quynh
Xem chi tiết
TRANG ĐINH
Xem chi tiết
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết