Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tui

chi tiết vũ nương tự tử xuống sông có ý nghĩa gì (truyện người con gái Nam Xương)

channel công chúa
18 tháng 7 2019 lúc 14:39

Thực ra đó là một lý do quan trọng để nàng còn tiếp tục “sống” ở dưới thủy cung. Nỗi oan chưa được giải, nàng chưa “chết” được. Cho nên khi gặp Phan Lang, nàng nhắn gửi với chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Oan được giải, nàng bấy giờ mới thanh thản sang cõi khác.

Việc Vũ Nương phải chết giữa tuổi thanh xuân mà nguyên nhân từ chuyện ghen tuông, từ bi kịch gia đình thực ra thời nào cũng có. Song với Chuyện người con gái Nam Xương và truyện nữa trong Truyền kỳ mạn lụcNgười nghĩa phụ ở Khoái Châu, câu chuyện kể về nàng Nhị Khanh bị chồng gá bạc nhục nhã tìm đến cái chết để giải thoát, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận.

Đành rằng cuộc sống là không có chữ “nếu”, nhưng nếu như Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh được chồng tôn trọng, lắng nghe thì số phận của họ đã khác. Xã hội phong kiến đã cho người chồng có quyền đánh chửi vợ hay lấy vợ mình gá bạc mà không cần hỏi ý kiến đã chứng tỏ xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng. Còn bất bình đẳng, bất công thì còn nhiều phụ nữ hoặc phải âm thầm chịu đựng, hoặc đẩy họ đến bế tắc cùng đường đành phải chọn cái chết bi thảm.

Có lẽ vì thế mà trên con đường đến với xã hội văn minh, thế kỷ XXI rồi, cách thời Nguyễn Dữ sống 300 năm mà thế giới mới đây vẫn lấy ngày 25/11 làm Ngày chống bạo lực với phụ nữ.

Vì thế nên đền thờ Vũ Nương bên bến Hoàng Giang vẫn nghi ngút tỏa khói hương và câu chuyện về người thiếu phụ Nam Xương vẫn còn nhiều ý nghĩa.

O=C=O
26 tháng 11 2017 lúc 17:05

Việc nhân vật chính trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xươngcủa Nguyễn Dữ - nàng Vũ Nương - không trở lại nhân gian nữa sau khi trầm mình xuống sông vì nỗi oan không gì tháo gỡ được là một chi tiết đầy ý nghĩa. Trước hết, điều đó khẳng định nhân cách tốt đẹp, lòng tự trọng của Vũ Nương. Nàng dù vẫn còn lưu luyến và khao khát hạnh phúc trần gian nhưng nàng thà lìa bỏ những khao khát của mình chứ không trở lại nơi đã ruồng rẫy nàng một cách cay nghiệt. Sự việc này đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm khắc thói đa nghi ghen tuông hồ đồ của. Trương Sinh. Chính Trương Sinh đã vội vã kết tội đẩy Vũ Nương đến cái chết thì nay, dù chàng có ăn năn hối lỗi thế nào Vũ Nương cũng không quay lại. Điều đó cảnh tỉnh người đọc rằng: hạnh phúc đã mất đi thì không bao giờ lấy lại được, bởi vậy mỗi chúng ta cần biết nâng niu trân trọng những hạnh phúc của đời mình. Mặt khác, đây cũng là một chi tiết mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó tố cáo xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng: đó là nơi không có chỗ dung thân cho những tâm hồn đẹp đẽ, cao thượng như Vũ Nương.

Đạt Trần
26 tháng 11 2017 lúc 17:32

nếu như cái chết đầy bi thương của lão hạc trong tác phẩm cùng tên của nam cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công ,tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân,để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm, thì với tác phẩm chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ cũng vẫn một nỗi lòng ấy nhưng man mác trong những dòng cảm xúc nóng hổi một sự bất ngờ nho nhỏ.ta thắc mắc tại sao,chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói,chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công dung ngôn hạnh-người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng
.
câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ trương sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết.chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ,chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán,vì sự bất công ,coi rẻ mạng sống ngươif phụ nũ mà khiến cho cái chết của vũ nương lại thêm muôn phần bi thảm.sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chướng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hi vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của nguềoi phụ nữ.

sự ra đi của vũ nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương đau đớn, nậm ngùi,bao sự tiếc nuối một kiếp ''hồng nhan bạc mệnh'' quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.
có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của nguyễn dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của vũ nương,là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu.những lời văn của nguyễn dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
.
trước và sau vũ nương,ta bắt gặp thị kính,thuý kiều họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến.dù bị oan khuất,bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần,dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khânm phục,nâng niu ,kính trọng.

Nguyễn Anh Thư
26 tháng 11 2017 lúc 17:39

Nếu như chi tiết nhân vật Vũ Nương tự tử không có nên câu chuyện sẽ kết thúc từ đó nên chi tiết rất quan trọng đối vs câu chuyện


Các câu hỏi tương tự
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Phola Chau
Xem chi tiết
Ninh Ninh Hoàng
Xem chi tiết
Cơn Gió Lạnh
Xem chi tiết
Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
Lưu Anh Kiệt
Xem chi tiết
Nhi Nguyên
Xem chi tiết
Đăng Vu Vài
Xem chi tiết