Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.
1. Hãy chép lại trạng ngữ trong mỗi câu sau đây.
a. Hôm qua, ở Việt Nam, người ta ghi nhận thêm hai ca mắc Covid 19.
b. Chúng ta phải đeo khẩu trang và rửa tay để hạn chế dịch bệnh lây lan.
c. Vì dịch bệnh, học sinh phải nghỉ học.
d. Bằng chiếc khẩu trang nhỏ bé, chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi dịch bệnh.
e. Dịch bệnh Covid 19, với khả năng lây lan nhanh, sẽ đe dọa đến sức khỏe của toàn nhân loại.
2. Các trạng ngữ vừa tìm bổ sung cho câu nội dung gì?
3. Từ câu 1, em hãy cho biết vị trí của trạng ngữ trong câu. Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có dấu hiệu gì?
Hãy chép lại trạng ngữ trong mỗi câu sau đây.
a. Hôm qua, ở Việt Nam, người ta ghi nhận thêm hai ca mắc Covid 19.
b. Chúng ta phải đeo khẩu trang và rửa tay để hạn chế dịch bệnh lây lan.
c. Vì dịch bệnh, học sinh phải nghỉ học.
d. Bằng chiếc khẩu trang nhỏ bé, chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi dịch bệnh.
e. Dịch bệnh Covid 19, với khả năng lây lan nhanh, sẽ đe dọa đến sức khỏe của toàn nhân loại.
2. Viết lại những câu văn nêu luận điểm chính của văn bản“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. ( Gợi ý: luận điểm chính nằm trong đoạn văn đầu)
3. Cho biết trong đoạn văn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Em hãy chỉ ra nghệ thuật ấy được thể hiện qua những chi tiết nào.
4. Qua đoạn văn đầu, em có cảm nhận gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em khi được Sở GD&ĐT Hải Dương cho nghỉ học thêm hai tuần để phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp covid -19, trong đó có sử dụng câu rút gọn, chỉ rõ câu rút gọn đã sử dụng trong đoạn văn?
Đề văn hôm nay trường mình mới thi xong, mấy bạn tham khảo nha
Câu 1 (4đ)
đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết.... đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.. (xem rõ đoạn văn trên tại SGK Ngữ văn 7/ 53)
a. thế nào là liệt kê? chỉ ra và nêu tác dụng của 1 phép liệt kê đã được sử dụng trong đoạn văn trênb. nêu nội dung đoạn văn
c. em học được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả qua đoạn trích trên?
câu 2 (6đ)
chọn 1 trong 2 đề sau:
1) giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
2) học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ Nga)
bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh câu nói trên
-----HẾT------
Sau khi thi xong khóc 1 trận vì sợ sai hay lạc đề gì đó, ngu đi chọn đề 2 TT^TT
2.tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và chỉ rõ thành phần nào của câu được rút gọn:
a. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
b. - Bao giờ cậu về quê?
-Chủ nhật này.
3.Hãy đặt một câu văn trong đó có sử dụng phép liệt kê. Chỉ ra và nêu tác dụng của nó?
P/S: ĐÂY LÀ ĐỀ THI HK CỦA MÌNH! CÁC BẠN LÀM GIÚP MÌNH XEM MÌNH CÓ ĐÚNG KO NHA!
Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch.
Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn.
Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh…
(Theo báo Nhân dân)
Câu 1: Nêu luận điểm của đoạn trích trên?
Câu 2: Em có đồng ý với luận điểm (vừa tìm được ở câu 1) hay không? Vì sao?
Câu 3: Hãy trình bày bước thứ nhất trong cách làm bài văn lập luận chứng minh cho đề bài sau: Chứng minh rằng bản thân em đã có những hành động đúng đắn trước đại dịch Covid - 19.
Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1: -Vấn đề mà đoạn trích đề cập là gì?
- Mọi người đã có những hành động gì xoay quanh vấn đề đó?
- Qua đó, em thấy được thái độ gì của họ?
Câu 2: Xét xem luận điểm được nêu là có lợi hay có hại cho bản thân em, cho xã hội.... Từ đó trả lời đồng ý hay không đồng ý. Tiếp đến chỉ rõ lí do.
Câu 3: Dựa vào mục 1 nhỏ sách giáo khoa trang 48, 49 và làm tương tự cho đề bài trên.
Hãy tìm các phép liệt kê trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng và phân loại các kiểu liệt kê mà tác giả đã sử dụng. các bạn giúp mình với ❤❤❤❤❤