Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô Độc

chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau(bằng 1 đoạn văn)

Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Lá xanh,bông trắng,lại xen nhị vàng

Nhị vàng,bông trắng , lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Lê Thiên Anh
25 tháng 1 2017 lúc 16:04

Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Lá xanh,bông trắng,lại xen nhị vàng

Nhị vàng,bông trắng , lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Không hiểu bài ca dao xuất hiện từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh sâụ sắc gắn liền với nhau, tạo nên giá trị muôn đời.

Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thật vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, tác giả dân gian nhằm phản ánh niềm tự hào của con người Việt Nam là luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã đến mức nào.

Ở câu mở đầu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo, lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình. Để rồi sau khi so sánh, cân nhắc họ sẽ rút ra kết luận không thể khác.

Câu thứ hai:

Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng.

Để chứng minh cho lời khẳng định ở trên là có cơ sở, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bồng trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng tinh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của hoa sen, từ chen nói lên sự kết hợp hài hoà giữa hoa và nhị, tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh.

Câu thứ ba.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức.

Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba tạo nồng tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài.

Câu đầu và câu cuối là nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chỉ tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính.

Đọc mấy câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng bừng nở một đóa sen tuyệt đẹp!
Câu thứ tư:

Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn.

Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy má hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa.

Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài thơ, hình tượng bông sen trong tự nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn.

Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình.

Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo, nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau, tuỳ theo trình độ mỗi người.

Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 1 2017 lúc 0:42

Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí (Hồ Chí Minh). Một viên ngọc quí ấy là bài ca dao về bông sen, một loài hoa đồng nội có dáng vẻ thanh nhã, màu sắc gợi cảm, hương thoang thoảng nhưng thơm lâu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Nội dung ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của bài ca dao như thế nào, hình ảnh hoa sen xuất hiện trong văn học ra sao?

Trong đầm gì đẹp bằng sen Đây là lối so sánh hơn, hơn tuyệt đối. Không gì đẹp bằng sen, nhất là vào những ngày hè rực nắng. Người nông dân thăm đồng, cậu mục đồng hát nghêu ngao trên mình trâu, khách nhàn du lững thững dạo đường làng… tất cả đều dừng lại ngắm những đoá hoa đang khoe sắc màu, toả hương thơm ngát, rồi xúc cảm:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Màu xanh lá sen, màu trắng cánh hoa, màu vàng nhị hoa chen nhau:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng giữa những cánh hoa trắng, hoa trắng vượt lên mặt nước phủ mấy chiếc lá xanh. Xanh, trắng, vàng hoà hợp, tôn vẻ đẹp của hoa như tự nhiên mà có, lại như do một bàn tay xếp đặt. Dáng vẻ nào, màu sắc ấy: lá rộng trải trên làn nước, cánh hoa trắng che quanh đốm nhị vàng. Chỉ bằng mấy lời thơ, hình ảnh của hoa hiện lên như một bức tranh, thật là thi trung hữu họa (trong thơ cò hoạ)

Nhị vàng bông trắng lá xanh.

Đây chính là ý thơ trong cặp lục bát trước, nhưng ở vị trí đáo ngữ của câu 2 và rút bớt lại hai từ lại, chen. Nhà thơ Huy cận đã có lần phân tích: Chính nhờ sự đảo ngược hình ảnh ấy mà chúng ta như thấy hiện lên bàn tay ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng…

Nhịp thơ câu 3 trở nên dồn dập, xác định màu sắc của nhị hoa, của cánh hoa và của lá. Toàn thể đoá hoa như hiện ra trên lá xanh, xinh đẹp, thanh nhã, quyến rũ hơn.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Từ mà chia câu thơ thành hai vế, gắn với hai ý đối lập bề ngoài nhưng thống nhất trong ý nghĩa: sen sống trong bùn nhưng chẳng nhuốm mùi bùn. Câu thơ khởi đầu gần bùn như bị coi thường, khinh rẻ. Nhưng phô bày không giấu giếm cái vẫn bị xem là thấp kém của bản thân cũng là một thái độ ngầm tranh luận và hàm ý tự khẳng định mình. Mà chẳng hôi tanh mùi bùn là không chấp nhận sự tầm thường trong phẩm chất. Giá trị của hoa sen được thể hiện bằng một lời phủ định chẳng hôi tanh như thẳng tay bác bỏ mọi cách nhìn hời hợt, sai lệch trong việc đánh giá và tự xác định mình là một loài hoa cao quí, đáng ca ngợi.

Bài ca dao miêu tả một loài hoa quen thuộc của ruộng đồng thôn dã. Hoa gợi liên tưởng đến con người, con người tay lấm chân bùn nhưng tâm hồn trong sáng, thanh cao. Họ chính là người nông dân thường bị bọn địa chủ khinh thường, coi là hạng người hôi tanh mùi bùn. Cho nên bài ca dao như một khúc hát ngợi ca, đồng thời cũng là một tuyên ngôn của người nông dân về bản thân mình, về tầng lớp mình. Đây còn là lời phản kháng mọi sự xúc phạm, xác định phẩm chất trong sạch của mình:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Chẳng những hoa chẳng hôi tanh mùi bùn mà còn toả hương thơm ngát. Nông dân làm ra lúa gạo, nuôi sống con người, không ăn bám, không bóc lột xấu xa. Họ gắn bó với quê hương, sống theo nền nếp đạo lí truyền thông, bảo vệ và phát huy mĩ tục thuần phong của dân tộc như hoa sen cao quí.

Về mặt nghệ thuật ca dao thường được kết cấu theo các lối phú, tỉ, hứng. Nhưng hiếm có bài tổng hợp cả ba lối như trong bài này.

Bông sen hiện ra trước mắt ta (phú):

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh.

Nói về một loài hoa với một xúc động thẩm mĩ (hứng), cùng lúc sử dụng phép so sánh (tỉ):

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Còn 4 câu ca ngợi hoa sen cùng lúc ngụ ý ẩn dụ (tỉ) với người có phẩm chất thanh cao:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao gồm bốn câu thơ lục bát. Bởi không ngụ ý nuối tiếc một duyên tình lỡ làng như Nụ tâm xuân, hoặc tỏ tình một cách ý nhị như Tát nước đầu đình, hay giãi bày một nỗi buồn mênh mang như Buồn trông, bài ca dao Bông sen chỉ miêu tả một loài hoa, nên bốn câu thơ là vừa đủ, ít hơn thì ngắn, mà nhiều hơn có thể dài chăng?

Lục bát trong bài có vần luật uyển chuyển, biến đổi trong ba câu sau, vần cuối của câu bát (câu 2) không gieo vần cuối câu lục kế tiếp (câu 3) mà ở tiếng thứ hai:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh.

Hay là không cần gieo vần?

Từ vần luật mà vượt lên vần luật, có thể mới đích thực là thơ. Ở đây sắc hương của hoa sen đã làm rung động lòng người, gợi cảm hứng dân tộc của người bình dân và vượt lên vần luật thông thường.

Tiết tấu của bài ca dao giàu tính nhạc. Nhịp chẵn của câu lục 2-2-2, của câu 2 – 2 – 2 – 2 (câu 2) hoặc 2-6 (câu 4) thật giản dị nhưng không đơn điệu. Đặc biệt, số tiếng của câu 3 là rút lại từ câu 2, hay nói khác đi, câu 2 là dạng trải dài của câu 3 là rút lại từ câu 2, hay nói khác đi, câu 2 là dạng trải dài của câu 3, như láy đi láy lại âm hưởng của lời thơ. Rải ra thì chi tiết nào cũng hiện rõ, gộp lại là một loài hoa xinh đẹp, như những nốt nhạc hoà âm.

Tiết tấu của bài ca dao như âm hưởng của một dòng suốt chảy êm đềm (câu 1, 2) chuyển mình qua những bậc đá (câu 3), rồi tiếp tục trôi xuôi. Mạch thơ uyển chuyển thông suốt, thanh thoát, êm đềm.

Hoa sen là loài hoa được yêu thích. Trước hết vì hoa có dáng vẻ thanh lịch, màu sắc dễ cảm, hương thoảng thơm lâu. Văn chương vốn chuộng hoa sen. Đó là một loài hoa quí.

Đời Tề (Trung Quốc) có Đông Hôn Hầu yêu dấu nàng họ Phan, cho đúc hoa sen vàng lát nền nhà để ngắm bước chân mĩ nhân bước đi, mà khen rằng: Mỗi bước nở một đoá sen. Từ đó có điển tích sen vàng, gót sen.

Trong Truyện Kiều, sau một buổi thanh minh, đêm về Kiều nghĩ ngợi vẩn vơ, mơ màng thì hồn Đạm Tiên hiện lên báo mộng:

Sương in mặt, tuyết pha than

Sen vầng lãng đãng như gần như xa.

Và khi Kiều sang nhà Kim Trọng để hò hẹn, thề bồi:

Tiếng sen sẽ động giấc hoè

Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.

Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường (Trung Quốc), có viết Thái liên khúc (Khúc hát hái sen) mà Tản Đà dịch rằng:

Có cô gái nhà ai

Hái sen chơi ở bên ngoài Nhược gia

Mặt hoa cười cách đoá hoa,

Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh

Áo quần mặc mới trắng tinh

Nắng soi đáy nước rung rinh bóng lồng

Thơm tho vạt áo gió tung

Bay lên phấp phới trong không ngọt ngào…

Thiếu nữ đẹp như cười nói với hoa sen đẹp. Hương sen ngát toả lên y phục tinh khiết của người thiếu nữ. Sắc hoa, hương hoa hoà lẫn hương sắc giai nhân. Ca ngợi giai nhân hay ca ngợi hoa sen thanh quí thơm tho, hay ca ngợi cả hai?

Trong một bài dân ca Trị Thiên. Mối tình thuỷ chung:

Bèo dạt nhờ sen, nhờ khi sương sa ấm gốc.

Sen lại nhờ bèo, nhờ khi nắng xốc mưa vùi

Sen trách lòng bèo lại xin lui

Để mình sen ở lại ngậm ngùi nhớ thương…

Trong Truyện Kiều, suốt một năm dài Từ Hải ra đi lập nghiệp, Kiều ở nhà cô đơn thui thủi, lòng tràn ngập bao nỗi nhớ niềm thương: mong Từ Hải, nhớ cha mẹ già yếu, quê hương thân yêu xa cách đã mười năm…, rồi hoài tưởng cố nhân Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.

Duyên nàng với Kim Trọng đã tan vỡ, nhưng lòng vẫn vương vấn tơ tình, như ngó sen tuy gãy nhưng tơ vẫn còn liền, ngẫu đoạn nhi ti liên.

Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Trãi một anh hùng dân tộc có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, rồi tận lực góp sức xây dựng đất nước hoà bình, vẫn thường nặng ưu tư vì lòng người đố kị, thói đời vùi dập, nên gởi tâm sự qua câu thơ buồn:

Liên tử hữu tâm tri độc khổ (Hạt sen có tim biết nỗi đắng cay riêng mình).

Bài ca dao miêu tả hoa sen lại làm cho ta suy nghĩ bao điều về ý nghĩ nhân sinh. Đó là loại hoa tiêu biểu cho những con người có tâm hồn cao đẹp, phẩm chất thanh cao.

Hơn nữa, sen là một loài hoa dân dã nhưng vương giả, thanh khiết. Sen là loài hoa thường gắn bó với sinh hoạt, tâm tình của những người lao động. Anh trai làng tỏ tình cùng cô thôn nữ, sao mà khéo chọn nơi để quên cái áo sứt chỉ đường ta của mình:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Xuất thân từ ruộng đồng nhưng hoa đượm mùi vương giả sang quí. Đời Trần Anh Tôn, Mạc Đĩnh Chi thi đậu Trạng Nguyên, nhà vui thấy ông hình dạng xấu xí, không muốn lấy đỗ đầu tiến sĩ. Như một cách trần tình, Mạc Đĩnh Chi làm bài Ngọc tĩnh liên phú (Bài phú hoa sen trong giếng ngọc), tự ví mình thanh cao như loài sen quí: Phải chăng giống hoa cao mười trượng, ngó cong như thuyền, lạnh giá như băng, ngọt ngon tựa mật…

Hơn nữa, hoa sen là loài hoa thuần khiết. Đức Phật ngồi trên toà sen. Hình ảnh này thấp thoáng trong một bài thơ cảm hoài triệu đại vàng son nhà Lê đã thành vang bóng:

Mấy toà sen rớt mùi hương ngự,

Năm thức mây phong nếp áo chầu

Sóng lớp phế hưng xem đã rộn,

Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.

(Bà huyện Thanh Quan)

Cuối cùng, sen cũng là một hình ảnh, hình tượng văn học thường được dùng tỏ bày tình cảm cho con người.

Ở thời đại chúng ta, hoa sen được nhân dân Nam Bộ coi như một biểu tượng cao quí nhất dể tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.


Ichigo Hoshimiya
6 tháng 6 2018 lúc 15:54

Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí (Hồ Chí Minh). Một viên ngọc quí ấy là bài ca dao về bông sen, một loài hoa đồng nội có dáng vẻ thanh nhã, màu sắc gợi cảm, hương thoang thoảng nhưng thơm lâu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Nội dung ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của bài ca dao như thế nào, hình ảnh hoa sen xuất hiện trong văn học ra sao?

Trong đầm gì đẹp bằng sen Đây là lối so sánh hơn, hơn tuyệt đối. Không gì đẹp bằng sen, nhất là vào những ngày hè rực nắng. Người nông dân thăm đồng, cậu mục đồng hát nghêu ngao trên mình trâu, khách nhàn du lững thững dạo đường làng… tất cả đều dừng lại ngắm những đoá hoa đang khoe sắc màu, toả hương thơm ngát, rồi xúc cảm:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Màu xanh lá sen, màu trắng cánh hoa, màu vàng nhị hoa chen nhau:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng giữa những cánh hoa trắng, hoa trắng vượt lên mặt nước phủ mấy chiếc lá xanh. Xanh, trắng, vàng hoà hợp, tôn vẻ đẹp của hoa như tự nhiên mà có, lại như do một bàn tay xếp đặt. Dáng vẻ nào, màu sắc ấy: lá rộng trải trên làn nước, cánh hoa trắng che quanh đốm nhị vàng. Chỉ bằng mấy lời thơ, hình ảnh của hoa hiện lên như một bức tranh, thật là thi trung hữu họa (trong thơ cò hoạ)

Nhị vàng bông trắng lá xanh.

Đây chính là ý thơ trong cặp lục bát trước, nhưng ở vị trí đáo ngữ của câu 2 và rút bớt lại hai từ lại, chen. Nhà thơ Huy cận đã có lần phân tích: Chính nhờ sự đảo ngược hình ảnh ấy mà chúng ta như thấy hiện lên bàn tay ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng…

Nhịp thơ câu 3 trở nên dồn dập, xác định màu sắc của nhị hoa, của cánh hoa và của lá. Toàn thể đoá hoa như hiện ra trên lá xanh, xinh đẹp, thanh nhã, quyến rũ hơn.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Từ mà chia câu thơ thành hai vế, gắn với hai ý đối lập bề ngoài nhưng thống nhất trong ý nghĩa: sen sống trong bùn nhưng chẳng nhuốm mùi bùn. Câu thơ khởi đầu gần bùn như bị coi thường, khinh rẻ. Nhưng phô bày không giấu giếm cái vẫn bị xem là thấp kém của bản thân cũng là một thái độ ngầm tranh luận và hàm ý tự khẳng định mình. Mà chẳng hôi tanh mùi bùn là không chấp nhận sự tầm thường trong phẩm chất. Giá trị của hoa sen được thể hiện bằng một lời phủ định chẳng hôi tanh như thẳng tay bác bỏ mọi cách nhìn hời hợt, sai lệch trong việc đánh giá và tự xác định mình là một loài hoa cao quí, đáng ca ngợi.

Bài ca dao miêu tả một loài hoa quen thuộc của ruộng đồng thôn dã. Hoa gợi liên tưởng đến con người, con người tay lấm chân bùn nhưng tâm hồn trong sáng, thanh cao. Họ chính là người nông dân thường bị bọn địa chủ khinh thường, coi là hạng người hôi tanh mùi bùn. Cho nên bài ca dao như một khúc hát ngợi ca, đồng thời cũng là một tuyên ngôn của người nông dân về bản thân mình, về tầng lớp mình. Đây còn là lời phản kháng mọi sự xúc phạm, xác định phẩm chất trong sạch của mình:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Chẳng những hoa chẳng hôi tanh mùi bùn mà còn toả hương thơm ngát. Nông dân làm ra lúa gạo, nuôi sống con người, không ăn bám, không bóc lột xấu xa. Họ gắn bó với quê hương, sống theo nền nếp đạo lí truyền thông, bảo vệ và phát huy mĩ tục thuần phong của dân tộc như hoa sen cao quí.

Về mặt nghệ thuật ca dao thường được kết cấu theo các lối phú, tỉ, hứng. Nhưng hiếm có bài tổng hợp cả ba lối như trong bài này.

Bông sen hiện ra trước mắt ta (phú):

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh.

Nói về một loài hoa với một xúc động thẩm mĩ (hứng), cùng lúc sử dụng phép so sánh (tỉ):

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Còn 4 câu ca ngợi hoa sen cùng lúc ngụ ý ẩn dụ (tỉ) với người có phẩm chất thanh cao:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao gồm bốn câu thơ lục bát. Bởi không ngụ ý nuối tiếc một duyên tình lỡ làng như Nụ tâm xuân, hoặc tỏ tình một cách ý nhị như Tát nước đầu đình, hay giãi bày một nỗi buồn mênh mang như Buồn trông, bài ca dao Bông sen chỉ miêu tả một loài hoa, nên bốn câu thơ là vừa đủ, ít hơn thì ngắn, mà nhiều hơn có thể dài chăng?

Lục bát trong bài có vần luật uyển chuyển, biến đổi trong ba câu sau, vần cuối của câu bát (câu 2) không gieo vần cuối câu lục kế tiếp (câu 3) mà ở tiếng thứ hai:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh.

Hay là không cần gieo vần?

Từ vần luật mà vượt lên vần luật, có thể mới đích thực là thơ. Ở đây sắc hương của hoa sen đã làm rung động lòng người, gợi cảm hứng dân tộc của người bình dân và vượt lên vần luật thông thường.

Tiết tấu của bài ca dao giàu tính nhạc. Nhịp chẵn của câu lục 2-2-2, của câu 2 – 2 – 2 – 2 (câu 2) hoặc 2-6 (câu 4) thật giản dị nhưng không đơn điệu. Đặc biệt, số tiếng của câu 3 là rút lại từ câu 2, hay nói khác đi, câu 2 là dạng trải dài của câu 3 là rút lại từ câu 2, hay nói khác đi, câu 2 là dạng trải dài của câu 3, như láy đi láy lại âm hưởng của lời thơ. Rải ra thì chi tiết nào cũng hiện rõ, gộp lại là một loài hoa xinh đẹp, như những nốt nhạc hoà âm.

Tiết tấu của bài ca dao như âm hưởng của một dòng suốt chảy êm đềm (câu 1, 2) chuyển mình qua những bậc đá (câu 3), rồi tiếp tục trôi xuôi. Mạch thơ uyển chuyển thông suốt, thanh thoát, êm đềm.

Hoa sen là loài hoa được yêu thích. Trước hết vì hoa có dáng vẻ thanh lịch, màu sắc dễ cảm, hương thoảng thơm lâu. Văn chương vốn chuộng hoa sen. Đó là một loài hoa quí.

Đời Tề (Trung Quốc) có Đông Hôn Hầu yêu dấu nàng họ Phan, cho đúc hoa sen vàng lát nền nhà để ngắm bước chân mĩ nhân bước đi, mà khen rằng: Mỗi bước nở một đoá sen. Từ đó có điển tích sen vàng, gót sen.

Trong Truyện Kiều, sau một buổi thanh minh, đêm về Kiều nghĩ ngợi vẩn vơ, mơ màng thì hồn Đạm Tiên hiện lên báo mộng:

Sương in mặt, tuyết pha than

Sen vầng lãng đãng như gần như xa.

Và khi Kiều sang nhà Kim Trọng để hò hẹn, thề bồi:

Tiếng sen sẽ động giấc hoè

Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.

Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường (Trung Quốc), có viết Thái liên khúc (Khúc hát hái sen) mà Tản Đà dịch rằng:

Có cô gái nhà ai

Hái sen chơi ở bên ngoài Nhược gia

Mặt hoa cười cách đoá hoa,

Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh

Áo quần mặc mới trắng tinh

Nắng soi đáy nước rung rinh bóng lồng

Thơm tho vạt áo gió tung

Bay lên phấp phới trong không ngọt ngào…

Thiếu nữ đẹp như cười nói với hoa sen đẹp. Hương sen ngát toả lên y phục tinh khiết của người thiếu nữ. Sắc hoa, hương hoa hoà lẫn hương sắc giai nhân. Ca ngợi giai nhân hay ca ngợi hoa sen thanh quí thơm tho, hay ca ngợi cả hai?

Trong một bài dân ca Trị Thiên. Mối tình thuỷ chung:

Bèo dạt nhờ sen, nhờ khi sương sa ấm gốc.

Sen lại nhờ bèo, nhờ khi nắng xốc mưa vùi

Sen trách lòng bèo lại xin lui

Để mình sen ở lại ngậm ngùi nhớ thương…

Trong Truyện Kiều, suốt một năm dài Từ Hải ra đi lập nghiệp, Kiều ở nhà cô đơn thui thủi, lòng tràn ngập bao nỗi nhớ niềm thương: mong Từ Hải, nhớ cha mẹ già yếu, quê hương thân yêu xa cách đã mười năm…, rồi hoài tưởng cố nhân Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.

Duyên nàng với Kim Trọng đã tan vỡ, nhưng lòng vẫn vương vấn tơ tình, như ngó sen tuy gãy nhưng tơ vẫn còn liền, ngẫu đoạn nhi ti liên.

Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Trãi một anh hùng dân tộc có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, rồi tận lực góp sức xây dựng đất nước hoà bình, vẫn thường nặng ưu tư vì lòng người đố kị, thói đời vùi dập, nên gởi tâm sự qua câu thơ buồn:

Liên tử hữu tâm tri độc khổ (Hạt sen có tim biết nỗi đắng cay riêng mình).

Bài ca dao miêu tả hoa sen lại làm cho ta suy nghĩ bao điều về ý nghĩ nhân sinh. Đó là loại hoa tiêu biểu cho những con người có tâm hồn cao đẹp, phẩm chất thanh cao.

Hơn nữa, sen là một loài hoa dân dã nhưng vương giả, thanh khiết. Sen là loài hoa thường gắn bó với sinh hoạt, tâm tình của những người lao động. Anh trai làng tỏ tình cùng cô thôn nữ, sao mà khéo chọn nơi để quên cái áo sứt chỉ đường ta của mình:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Xuất thân từ ruộng đồng nhưng hoa đượm mùi vương giả sang quí. Đời Trần Anh Tôn, Mạc Đĩnh Chi thi đậu Trạng Nguyên, nhà vui thấy ông hình dạng xấu xí, không muốn lấy đỗ đầu tiến sĩ. Như một cách trần tình, Mạc Đĩnh Chi làm bài Ngọc tĩnh liên phú (Bài phú hoa sen trong giếng ngọc), tự ví mình thanh cao như loài sen quí: Phải chăng giống hoa cao mười trượng, ngó cong như thuyền, lạnh giá như băng, ngọt ngon tựa mật…

Hơn nữa, hoa sen là loài hoa thuần khiết. Đức Phật ngồi trên toà sen. Hình ảnh này thấp thoáng trong một bài thơ cảm hoài triệu đại vàng son nhà Lê đã thành vang bóng:

Mấy toà sen rớt mùi hương ngự,

Năm thức mây phong nếp áo chầu

Sóng lớp phế hưng xem đã rộn,

Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.

(Bà huyện Thanh Quan)

Cuối cùng, sen cũng là một hình ảnh, hình tượng văn học thường được dùng tỏ bày tình cảm cho con người.

Ở thời đại chúng ta, hoa sen được nhân dân Nam Bộ coi như một biểu tượng cao quí nhất dể tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.


Các câu hỏi tương tự
Minh Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Hương
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Ngọc Ánh Channel
Xem chi tiết
Mi Xu
Xem chi tiết
nguyễn thị mai linh
Xem chi tiết
anhdung do
Xem chi tiết
Kóc PII
Xem chi tiết