- Điệp từ "Nghe": cho ta thấy tiếng gà là một hình ảnh thân thuộc của làng quê, còn gợi lên cho tác giả về những kỉ niệm, khiến người chiến sĩ đỡ mỏi mệt hơn.
- Nhân hóa "xao động nắng trưa": cho ta thấy tiếng gà trưa làm xao động nắng, gợi về cảm giác thân quen.
điệp từ , ẩn dụ chuyển đồi cảm giác
→thể hiện lòng bồi hồi xốn xang xua tan bao mệt nhọc , làm sống dậy nhung64 kí ức về tuổi thơ
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
~>Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
b.Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
~>Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
c.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
~>Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
~>“Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh. Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
d. Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
~>Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
~>Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vo tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người.