Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ "lồng" với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
- Điệp ngữ "chưa ngủ" mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.
ngan ơi mày học văn lớp 7 rồi à
ai dạy mày học đấy hay mày tự học
từ từ mình giải cho mình hỏi thư nguyễn nguyễn quê ở huyện nào tỉnh nào
*Biện pháp tu từ:
+So sánh :tiếng suối-tiếng hát, cảnh khuya-người chưa ngủ.
+Điệp ngữ: lồng,chưa ngủ
*Giá trị:
+ Hình ảnh so sánh tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya.
+Điệp từ lồng với các hình ảnh như trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi một không gian thơ mộng, huyền ảo và diễn tả một cách sinh động sự hòa quyện của trăng, cổ thụ và hoa tạo ra 1 bức tranh có đường nét, hình khối.
+Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn bác: sự rụng động của mình trước vẻ đẹp thiên nhiên và long lắng cho việc nước nhà.
<=> Bằng các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp.Qua đó là sự rụng động trước vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đó là sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước