Tham khảo:
* Mạch lạc được thể hiện rõ ràng trong "dòng chảy" ở văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê". Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó:
1) Mở đầu là từ lời nói của bà mẹ :chia đồ chơi ra => chuyện chia không xảy ra.
2)Lại thấy mẹ ra lệnh : Đem chia đồ chơi ra đi => hai anh em nhừng nhau không chia.
3) Mẹ lại quát giận dữ :"Lằng nhằng mãi. Chia ra" => Chia Vệ Sĩ cho anh, Em Nhỏ cho em => nhưng rồi lại đặt hai con búp bê về chỗ cũ => không chia.
4) Cuộc chia tay đã diễn ra trong hoàn cảnh : Anh cho cả 2 con búp bê vào hòm của em. Em lại để Vệ Sĩ ở lại với anh.
5) Kết cục, Thủy (em) quay lại :đặt Em Nhỏ ở lại cạnh Vệ Sĩ => không có sự chia tay của búp bê.
Tham Khảo
* Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính: Hai anh em Thành và Thủy buộc phải xa nhau , nhưng các em đã nhất định không chịu để cho tình cảm mình phải chia lìa. Trong đó “sự chia tay” và “những con búp bê” là sự kiện chính, còn hai anh em Thành và Thủy là nhân vật chính trong truyện. * Các từ ngữ biểu thị sự chia tay, và một loạt từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia lặp đi lập lại . Các sự việc trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc của văn bản . * Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ: – Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại -> liên hệ tâm lí. – Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường -> liên hệ không gian. – Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay -> liên hệ thời gian. – Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài -> liên hệ tương phản. – Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem -> liên hệ tương đồng. -> Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.