Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
TỶ SOái

Chỉ ra những hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 4 2017 lúc 9:14

Câu tiêu đề của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nói lên chủ đề cần bình luận trong văn bản của Bác Hồ. Câu văn đầu tiên: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đã nói lên nội dung bài viết. Những câu văn xuất hiện tiếp theo vừa khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước vừa giữ chức năng định hướng, giới hạn phạm vi vấn đề được khai triển ở phần sau.

Bài văn có bố cục hết sức hợp lí và chặt chẽ, trình bày ba vấn đề chính của lòng yêu nước. Phần thứ nhất nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trở thành truyền thống quý báu và đó chính là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Phần thứ hai chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp. Phần kết bài nêu ra nhiệm vụ phải phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, Hồ Chí Minh đã dẫn chứng những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong lịch sử cũng như trong cuộc chiến hiện tại. Trong phần nội dung, tác giả dẫn chứng về những việc làm cụ thể của mọi tầng lớp, mọi người trong xã hội. Tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch để trình bày vấn đề, đi từ những nhận xét bao quát đến dẫn chứng cụ thể.

Tác giả đã sử dụng rất hiệu quả thủ pháp liệt kê và lặp cấu trúc trong việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân. Đặc biệt là kết cấu “từ - đến” càng làm tăng hiệu quả nghị luận. Trong bài văn, Bác đã sáu lần sử dụng kết cấu “từ - đến” để chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Đoạn cuối bài văn, tác giả lấy yếu tốtrừu tượng, vô hình để so sánh với cái cụ thể, hữu hình nhằm giúp cho người đọc thấy được hai trạng thái của lòng yêu nước đó là trong lúc bình thường và trong lúc có chiến tranh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lúc bình thường thì tinh thần yêu nước được cất trong hòm, nhưng khi đất nước bị lâm nguy thì tinh thần ấy lại sôi sục và bùng lên mạnh mẽ. Cuối cùng Bác cho rằng bổn phận của những người làm cách mạng là “làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Bằng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí luận sắc bén, cùng với việc sử dụng hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê, Hồ Chí Minh đã khẳng định và chứng minh một cách thuyết phục về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 4 2017 lúc 9:16

Sau chiến thắng Biên giới và Trung du, Đại hội Đảng lần thứ II đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2/1951. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một phần nhỏ trong bài báo cáo chính trị ấy.

Văn bản này được xem như một kiểu mẫu về văn chứng minh, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng (lịch sử, xã hội) vừa cụ thể vừa khái quát.

1. Mở đầu văn bản tác giả khẳng định và nêu rõ vấn đề phải chứng minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Hai câu tiếp theo làm nổi bật luận đề. Lòng yêu nước của dân ta rất nồng nàn, là “một truyền thống quý báu” và có sức mạnh “vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Hồ Chủ tịch đã so sánh lòng yêu nước của nhân dân ta bằng hình ảnh “làn sóng”. Các từ ngữ: “sôi nổi”, “kết thành”, “vô cùng mạnh mẽ, to lớn”, “lướt qua”, “nhấn chìm tất cả” - đã ca ngợi và khẳng định sức mạnh lòng nồng nàn yêu nước của dân ta trong trường kì lịch sử: “từ xưa đến nay”, trong tình thế hiểm nghèo: “khi Tổ quốc bị xâm lăng”.

2. Phần thứ hai văn bản, tác giả nêu lên hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để chứng minh, làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của dân ta. Về quá khứ là những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thủ pháp liệt kê hàng loạt dẫn chứng; các dẫn chứng vừa khái quát, vừa điển hình mở ra trường liên tưởng về bao trang sử hào hùng chông xâm lăng của dân tộc trong tâm hồn người đọc. Các từ ngữ: “Chúng ta có quyền tự hào...”, “chúng ta phải ghi nhớ” đã làm rõ cảm xúc khi nêu dẫn chứng. Cảm xúc dào dạt, lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép, đó là văn phong của Bác Hồ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Từ lịch sử quá khứ, Hồ Chủ tịch nêu nhiều dẫn chứng để chứng minh lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược.

Có câu chuyển ý, chuyển đoạn rất khéo: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Các dẫn chứng được sắp xếp và trình bày qua 3 câu văn dài, có kết cấu liệt kê, trùng điệp: “từ... đến..”. Cách viết ấy đã làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nhiệt tình tham gia kháng chiến của nhân dân ta là vô tận.

- Các lứa tuổi: “từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”.

- Đồng bào khắp mọi nơi: “từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”.

Bác Hồ khẳng định đồng bào ta “ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước và ghét giặc”.

- Tiền tuyến và hậu phương: “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận... đến những công chức ở hậu phương..., từ những phụ nữ... đến các bà mẹ chiến sĩ...”. Lòng nồng nàn yêu nước được biểu hiện một cách phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ: hoặc “chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc”, hoặc “nhịn ăn để ủng hộ bộ đội”, hoặc “khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải”, hoặc “săn sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình”.

- Các giới đồng bào, các tầng lớp xã hội: “từ những nam nữ công nhân và nông dân... cho đến những đồng bào điền chủ..”, hoặc là “thi đua tăng gia sản xuất.”, hoặc là “quyên ruộng đất cho Chính phủ”.

Câu kết đoạn, Bác Hồ bình luận, khẳng định một cách hùng hồn mạnh mẽ: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Các dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa điển hình, vừa toàn diện, đầy sức thuyết phục.

3. Phần cuối văn bản, Hồ Chủ tịch ví lòng yêu nước “như các thức của quý” và nêu lên những biểu hiện của lòng yêu nước, hoặc “trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”, hoặc “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm". Bác nêu lên nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải “ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Tóm lại, Hồ Chủ tịch đã khẳng định và ca ngợi lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần bất khuất anh hùng, ý chí chống xâm lăng là một truyền thông quý báu của dân tộc ta. Bài văn đã bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho mỗi chúng ta. Chúng ta học tập nghệ thuật chứng minh của Bác: cách nêu vấn đề, cách chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng, lí lẽ và cảm xúc liên kết hài hòa, đầy thuyết phục.


Các câu hỏi tương tự
Phan Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Phan Hà My
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Lưu Thị Ngọc Đan
Xem chi tiết
Thảo Nhi
Xem chi tiết
Ph Hong Anh
Xem chi tiết
Hà My
Xem chi tiết
Song Tu Co Nang
Xem chi tiết