a. Thiếu chủ - vị
b. Thiếu trạng ngữ,
c. Thiếu chủ ngữ
d. Thiếu vế câu
a. Thiếu chủ - vị
b. Thiếu trạng ngữ,
c. Thiếu chủ ngữ
d. Thiếu vế câu
a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:
-Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
-Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.
b/ Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau:
-Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
-Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
-Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
-Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
c/ Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại:
Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương.Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời.Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:
-Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:
-Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
-Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
-Số người mắc bệnh và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
-Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.
b/ Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:
-Anh ấy có một yếu điểm :không quyết đoán trong công việc.
-Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
-Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
-Bọn tôi đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
-Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.
Phân tích chỗ đúng, chỗ sai của các câu và của đoạn văn sau:
Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng.Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ ngữ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?
Câu văn sau được tổ chức mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt (chủ ngữ- vị ngữ- bổ ngữ- thành phần phụ chú), đồng thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể.Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:
-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:
Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.
-Trong một bài văn nghị luận:
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.
b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:
Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù: bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.
Chú ý cách dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng… của Chí Phèo).
Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
a/ Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng:
-Không giặc quần áo ở đây.
-Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
-Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.
b/ Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:
-Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
-À… chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số…Gì thế cháu?
-Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy.Trời bác nói là giời […]. Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.
-Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu…
Giúp mk tìm câu thành ngữ tương tự với câu tục ngữ "chết đứng còn hơn sống quỳ" với.