Bài 47 : Châu Nam cực - châu lục lạnh nhất thế giới

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran vo thi quynh anh

Châu nam cực đã có dân cư sinh sống thường xuyên chưa? Vì sao?

Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 2 2017 lúc 12:45

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa.[4] Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

Mặc dù những huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") đã có từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận, và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.

Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 2 2017 lúc 12:47

Châu Nam Cực không có dân bản địa sinh sống và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy con người đã đến đây cho đến thế kỷ 19. Tuy nhiên, niềm tin về một Terra Australis— một lục địa lớn ở xa về phía nam của Trái Đất nhằm "cân bằng" với nhiều lục địa ở phía bắc của châu Âu, Á và Bắc Mỹ — đã tồn tại từ thời Ptolemy (thế kỷ 1), người đã đưa ra ý tưởng về tính đối xứng của lất cả các khối đất liền đã được biết đến trên thế giới. Thậm chí vào cuối thể kỷ 17, sau khi các nhà thám hiểm tìm thấy Nam Mỹ và Úc không phải là một phần của huyền thoại "Nam Cực", các nhà địa lý tin rằng lục địa này phải lớn hơn kích thước thực của nó.

Các bản đồ của châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thiết này cho đến khi tàu của thuyền trưởng James Cook, HMS Resolution và Adventure băng qua vòng Nam Cực vào ngày 17 tháng 1 năm 1773 và một lần nữa vào tháng 1 năm 1774.[6] Cook đã đi khoảng 75 dặm (121 km) bờ biển Châu Nam Cực trước khi rút lui khi gặp khối băng vào tháng 1 năm 1773.[7] Việc trông thấy Nam Cực được xác nhận đầu tiên có thể chỉ đối với thủy thủ đoàn chỉ có 3 người. Theo nhiều tổ chức khác nhau (National Science Foundation,[8] NASA,[9] Đại học California tại San Diego,[10] và các nguồn khác),[11][12] các tàu được chỉ huy bởi 3 người đã nhìn thấy Nam Cực hay lớp băng của nó vào năm 1820 là: von Bellingshausen (thuyền trưởng Imperial Russian Navy), Edward Bransfield (thuyền trưởng Royal Navy), và Nathaniel Palmer (người săn hải cẩu của Stonington, Connecticut). Cuộc thám diễm do von Bellingshausen và Lazarev dẫn đầu trên các chiếc tàu Vostok và Mirny đã đến điểm 32 km (20 mi) từ Queen Maud's Land và ghi nhận việc nhìn thấy lớp băng tại 69°21′28″N 2°14′50″T[13]mà nay được gọi là thềm băng Fimbul. Việc nhìn thấy này 3 ngày trứoc khi Bransfield nhìn thấy đất liền, và 10 tháng trứoc khi Palmer nhìn thấy đất liền vào năm 1820. Những người được ghi nhận là đã đến Châu Nam Cực đầu tiên là những người săn hải cẩu Hoa Kỳ John Davis, tại vịnh Hughes, gần Cape Charles, ở Tây châu Nam Cực vào ngày 7 tháng 2 năm 1821, mặc dù nhiều sử gia không đồng tình về tuyên bố này.[14][15] Ghi nhận người đầu tiên đến châu Nam Cực và được xác nhận là Cape Adair vào năm 1895.[16]

Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10' nam. Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen (Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Фаддей Фаддеевич Беллинсгаузен) và Lazarev (Mikhail Petrovich Lazarev, Михаил Петрович Лазарев) đã nhìn thấy bờ lục địa. Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton (Sir Ernest Henry Shackleton) đã đến cực địa từ, cách địa cực 179 km. Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực

James Cook

Bellingshausen

Mikhail Petrovich Lazarev

Nhóm của Scott

phan thị khánh huyền
10 tháng 2 2017 lúc 13:43

Châu Nam Cực không có dân bản địa sinh sống và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy con người đã đến đây cho đến thế kỷ 19. Tuy nhiên, niềm tin về một Terra Australis— một lục địa lớn ở xa về phía nam của Trái Đất nhằm "cân bằng" với nhiều lục địa ở phía bắc của châu Âu, Á và Bắc Mỹ — đã tồn tại từ thời Ptolemy (thế kỷ 1), người đã đưa ra ý tưởng về tính đối xứng của lất cả các khối đất liền đã được biết đến trên thế giới. Thậm chí vào cuối thể kỷ 17, sau khi các nhà thám hiểm tìm thấy Nam Mỹ và Úc không phải là một phần của huyền thoại "Nam Cực", các nhà địa lý tin rằng lục địa này phải lớn hơn kích thước thực của nó.

Các bản đồ của châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thiết này cho đến khi tàu của thuyền trưởng James Cook, HMS ResolutionAdventure băng qua vòng Nam Cực vào ngày 17 tháng 1 năm 1773 và một lần nữa vào tháng 1 năm 1774.[6] Cook đã đi khoảng 75 dặm (121 km) bờ biển Châu Nam Cực trước khi rút lui khi gặp khối băng vào tháng 1 năm 1773.[7] Việc trông thấy Nam Cực được xác nhận đầu tiên có thể chỉ đối với thủy thủ đoàn chỉ có 3 người. Theo nhiều tổ chức khác nhau (National Science Foundation,[8] NASA,[9] Đại học California tại San Diego,[10] và các nguồn khác),[11][12] các tàu được chỉ huy bởi 3 người đã nhìn thấy Nam Cực hay lớp băng của nó vào năm 1820 là: von Bellingshausen (thuyền trưởng Imperial Russian Navy), Edward Bransfield (thuyền trưởng Royal Navy), và Nathaniel Palmer (người săn hải cẩu của Stonington, Connecticut). Cuộc thám diễm do von Bellingshausen và Lazarev dẫn đầu trên các chiếc tàu VostokMirny đã đến điểm 32 km (20 mi) từ Queen Maud's Land và ghi nhận việc nhìn thấy lớp băng tại 69°21′28″N 2°14′50″T[13]mà nay được gọi là thềm băng Fimbul. Việc nhìn thấy này 3 ngày trứoc khi Bransfield nhìn thấy đất liền, và 10 tháng trứoc khi Palmer nhìn thấy đất liền vào năm 1820. Những người được ghi nhận là đã đến Châu Nam Cực đầu tiên là những người săn hải cẩu Hoa Kỳ John Davis, tại vịnh Hughes, gần Cape Charles, ở Tây châu Nam Cực vào ngày 7 tháng 2 năm 1821, mặc dù nhiều sử gia không đồng tình về tuyên bố này.[14][15] Ghi nhận người đầu tiên đến châu Nam Cực và được xác nhận là Cape Adair vào năm 1895.[16]

Năm 1773, nhà thám hiểm hàng hải người Anh James Cook đã đi vòng quanh châu nam cực và vượt vòng nam cực, tới vĩ tuyến 71°10' nam. Năm 1820, hai nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen (Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Фаддей Фаддеевич Беллинсгаузен) và Lazarev (Mikhail Petrovich Lazarev, Михаил Петрович Лазарев) đã nhìn thấy bờ lục địa. Ngày 16 tháng 1 năm 1901, nhà thám hiểm người Anh Shackleton (Sir Ernest Henry Shackleton) đã đến cực địa từ, cách địa cực 179 km. Ngày 14 tháng 12 năm 1911, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen dẫn đầu là đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực Ngày 18 tháng 1 năm 1912, đến lượt đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott dẫn đầu là đoàn thám hiểm thứ hai đến Nam Cực
Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 2 2017 lúc 12:51

Châu nam cực chưa có dân cư sinh sống thường xuyên vì ở đó không thích nghi được với đời sống của con người .

Châu Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Và nơi đây chỉ có duy nhất một máy ATM (máy rút tiền tự động).

Tại châu Nam Cực, có duy nhất 1 máy rút tiền tự động ATM

Lý do:

Đó là bởi có khoảng 1000-5000 nhà khoa học và những người khác sống ở tại cơ các trạm nghiên cứu được thành lập bởi nhiều quốc gia và hầu hết trong số đó nằm bên bờ biển của lục địa và hải đảo.

Đại lục thứ 7 - Châu nam cực

Đại lục thứ 7 - Châu nam cực

Một số tour du lịch cũng được sắp đặt để tới tham quan những cơ sở này. Trạm McMurdo do Mỹ thành lập nằm ​​trên đảo Ross thường tổ chức lễ hội băng giá như trong ảnh vào mỗi dịp đêm giao thừa trong năm mới.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đăng Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Minh
Xem chi tiết
Nguyễn
Xem chi tiết
pampam
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bảo Trâm
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết