Đề cương ôn tập HK II lớp 7:
---Vật lí---
1.Có mấy loại điên tích là những loại nào.Nêu quy ước về dòng điện.
-Có 2 loại điện tích,điên tích âm và điện tích dương.
-QỨ:Chiều dòng điện là chiều từ cực dương đi qua dây dẫn và các dụng cụ diệm tới cực âm của nguồn điện.
2.Trên bóng đèn ghi 6V phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện ntn để đèn sáng bình thường.Đưa 1 thước nhựa nhiễm điện tích âm lại gần 1 thanh thủy tich đã cọ xát vào lụa có hiện tượng gì xảy ra?
- Trên bóng đèn ghi 6V phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện lớn hơn 6V.
-Hai thanh sẽ hút nhau vì vật có điện tích khác dấu có thể hút nhau.
3.Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 3 bóng đèn pin mắc nối tiếp; 2 nguồn điện; Ampe kế đo cường độ dòng điện qua 3 bóng đèn; Vôn kế đo hiệu điện thế ở 2 đầu bóng đèn 2;khóa K; khi đèn sáng, xác định chiều dòng điện.
4.Cho mạch điện như hình vẽ sau:
Biết U12=3,5V;U23=1,5V.Tính U13.
Biết U13=11,3V;U12=5,9V.Tính U23.
-U13=U12+U23=3,5+1,5=5V
-U23=U13-U12=11,3-5,9=5,4V
5.Hoạt động cảu dụng cụ nào trong các dụng cụ sau:Tivi;nồi cơm điện;rađiô hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện.
-Nồi cơm điện.
---Sinh học---
1.Vì sao thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn.
- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài → động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn
2.Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống dưới nước.
– Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
– Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
– Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
3.Nêu k/n động vật quý hiếm.Các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm ở Việt Nam.
-Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
-Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR)
-Có số lượng giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) .
-Có số lượng giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU).
-Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).
4.Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.Bản thân em đã làm gì để bảo vệ MTS của chúng.
-Các BP:
+Bảo vệ MTS của chúng.(Đc.)
+Cấm săn bắt, buôn bán trái phép đv quý hiếm.
+Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu bảo tồn, dự trữ thiên nhiên.
+Xử phạt nặng nề với những hành vi và cá thể vi phạm chính sách trên.
---Văn---
1.TL văn bản Sống chêt mặc bay.
-Truyện ngắn hiện đại
2.Rút gọn câu là gì và tác dụng.
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bớt một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích như sau :
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước
+Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
3.Công dụng dấu gạch ngang.
Dấu gạch ngang dùng để:
- Đánh dấu bộ phận giải thích.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
- Nối các bộ phận trong liên danh.
4.Quan điểm về nhan đề Sống chết mặc bay.
5.Công dụng văn chương(6-8 câu)
6.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu Bác Hồ muốn khuyên ta điều gì qua câu nói trên.
1.Công dụng dấu chấm lửng.
- (1): Dấu chấm lửng dùng với ngụ ý liệt kê;
- (2): Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi;
- (3): Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm.
2.Thế nào là câu đặc biệt.Tác dụng.
-Khái niệm: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Tác dụng:
- Bộc lộ cảm xúc
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Xác định thời gian, nơi chốn.
- Gọi đáp.
3.Đức tính giản dị của Bác Hồ
4.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cung
Người xưa muốn nhắn nhủ ta điều gì qua câu ca dao trên.
---Sử---
1.Lê Lợi
2.Lê Lai
3.Lê Thánh Tông
4.T12-1788
5.30 tỉnh 1 phủ trực thuộc thừa thiên
1777:Lật đổ chính quyền Đàng Trong
1775:
1789:Đánh tan quân Thanh
1785:Đánh tan quân Xiêm
1.Đánh giá phong trào Tây Sơn đối với lịch sử đất nước
Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc
- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
2.Nhà Nguyễn đã đặt lại chế độ phong kiến tập quyền ntn?
Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền,nhà Nguyễn đã:
- Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất, ở kinh đô ở Phú Xuân. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ thống từ trung ương đến địa phương
- Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( Luật Gia Long)
- Chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc ( Thừa Thiên)
- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng
---GDCD---
1.Em hiểu ntn là môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Nêu những việc em có thể làm đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đễn đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
-Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống con người.
-Ta phải :
+Thực hiên các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+Khai thác tài nguyên hợp lí.
+Ko làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Bải vệ các loài động vật quý hiếm.
+Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
+Xử lí rác thải đúng nơi quy định.
2.
-Bình sẽ báo với người lớn hoặc sẽ bỏ đi.
-Em sẽ báo người lớn để giải quyết ngay lập tức.Vì như thế sẽ rất tốt và ko gây nguy hiểm tới bản thân em.
-H/s phải lao động để bảo vệ môi trường và giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp.
3.Tại sao nói:"Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân".Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội và chính phủ.
-Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, bộ máy nhà nước do nhân dân ta bầu ra.Vì thế nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
- Quốc hội: Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhât, do nhân dân bầu ra và được nhan dân giao cho nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;
- Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội ( kinh tế- xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng…) và về đối ngoại của đất nước;
-Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.
-Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ:
-Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đất nước.
-Đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân
---Địa---
1.Nêu đặc điểm tự nhiên Châu Nam Cực.Tại sao Châu Nam Cực là 1 hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều loài chim và động vật sinh sống.
-Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực - Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .
- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, có gió bão nhiều nhất thế giới.
-Gần toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành n- cao nguyên băng khổng lồ.
- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
-Châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh và vùng ven bờ trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống
-Vì chim cánh cụt và những loài vật sinh sống ở đây có lớp mỡ dày, lông rậm có thể cách nhiệt, không thấm nước nên sống được ở nhiệt độ -40 và đặc điểm cơ thể thích nghi với đời sống và môi trường nên có thể tồn tại ở nơi cực lạnh này.
2.Tại sao lục địa Australia có khí hậu khô hạn.Theo em vấn đề biến đổi khí hậu như hiện nay có ảnh hưởng ntn đễn các nước Châu Đại Dương.Nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
-Vì:
+ Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , không khí ổn định khó gây mưa.
+ Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam , chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Áustralia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển , sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.
+ Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Áustralia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
-Có ảnh hưởng:
3.Trình bày đặc điểm địa hình của Tây và Trung Âu.Giải thích tại sao Tây Âu có khí hậu ấm áp hơn Đông Âu.
-Đặc điểm địa hình:
+ Miền đồng bằng: trải dài trên lãnh thổ Bắc Pháp và Ba Lan ; phía bắc có nhiều đầm lầy, hổ, đất xấu ; phía nam là những dải đất sét pha cát mịn.
+ Ở giữa là núi già : có các khối núi được ngăn cách bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.
+ Phía nam là miền núi trẻ đồ sộ, gồm nhiều dải núi song song với các đỉnh cao trên 3000 m, có tuyết và băng hà bao phủ. Trên các sườn núi có rừng và giàu khoáng sản.
-Ở phía Tây châu Âu có mưa nhiều hơn và có khí hậu ấm áp hơn phía Đông châu Âu là do:
-Phía Tây Châu Âu:
+Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới
=>ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên khí hậu ấm áp hơn.
-Phía đông châu âu:
+do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm
=>ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc
4.So sánh sự khác nhau giữa ôn đới hải dương và lục địa.
- Ôn đới hải dương:
+Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm mưa quanh năm => ấm áp.
+Sông ngòi nhiều nước quanh năm, ko bị đóng băng.
*Do có dòng biển nóng chạy sát bờ biển đem theo hơi ẩm và không khí ấm áp vào đất liền.
- Ôn đới lục địa:
+Mùa hè nóng có mưa, mùa đông lạnh khô có tuyết.
+Sông ngòi nhiều nước vào mùa hạ, đóng băng vào mùa đông.
5.Trình bày sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ ở Châu Âu.
Trình bày đặc điểm nông, công nghiệp và dịch vụ ở Châu Âu.
- Trình bày sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ ở Châu Âu.
+Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
+Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hoá.
+Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
- Trình bày đặc điểm nông, công nghiệp và dịch vụ ở Châu Âu.
+Quy mô sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia Châu Âu ko lớn. Ở hầu hết các nước, chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng trọt. Sản xuất được tổ chức theo các hộ gia đình hoặc cả trang trại. Các hộ gia đình tiến hành sản xuất theo hướng tăng canh.Trong khí đó mỗi trang trại là 1 xí nghiệp công-nông nghiệp, sản xuất chuyên môn hóa 1 sản phẩm.
+Các quốc gia Châu Âu có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến, nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả.
+Là lĩnh vực phát triển nhất ở Châu Âu.
Phát triển đa dạng, rộng khắp thé giới, phục vụ mọi ngàng kinh tế: sân bay, hải cảng, đường giao thông hiện đại,...
Luân Đôn, Phrăng-quốc, Duy-rích..của Châu Âu là những trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ hàng đầu thế giới.
Du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia của Châu Âu