Tập làm văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Việt Anh

undefined

câu2

mở bài

undefined

kết bài

undefined

làm hộ em thân bài với ạ

Nguyễn Việt Anh
22 tháng 5 2021 lúc 14:28

câu 2 ạ

 

Thuu Quỳnhh
22 tháng 5 2021 lúc 14:42
BÀI VĂN MẪU

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, thành ngữ rất phong phú. Mỗi thành ngữ tục ngữ lại mang những giá trị nhân văn sâu sắc. Những bài học đó được đúc kết qua những kinh nghiệm sống phong phú của các thế hệ cha ông, vì vậy từng câu thành ngữ tục ngữ đều rất sâu sắc. Tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một trong những câu tục ngữ chứa đựng những bài học như thế.

Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá GươngÝ Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen

Hình ảnh trong câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ và đối lập giữa “sắt” và “kim”. "Sắt" thường là những hình khối to lớn, có vẻ bề ngoài sần sùi còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng. Ngày xưa, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, muốn làm được một cây kim thì phải mài từ khối sắt lớn hơn rất nhiều lần so với cây kim nhỏ bé.

Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo.

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Nghĩa bóng

Mượn hai hình hình ảnh đối lập sắt và kim, ông cha ta mong muốn được truyền tải thông điệp đến mọi người, đó là bài học về tính kiên trì nỗ lực. Sắt là hình ảnh ẩn dụ cho khó khăn thử thách mà ta phải trải qua trong cuộc đời. Trên con đường đi tìm hạnh phúc, hẳn ai trong chúng ta cũng đôi lần vấp ngã, con đường đó không hề được trải hoa hồng mà ẩn chứa rất nhiều thử thách thậm chí là nguy hiểm. Kim là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả mà ta đạt được. Như vậy, câu thành ngữ này ý muốn nói, Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Chỉ cần có ý chí quyết tâm, thì nhất định sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ có những câu thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Điều đó khẳng định tầm quan trọng của tính kiên trì, ý chí nghị lực của con người trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới. Thực tế đã chứng minh ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Người xưa có câu “Dục tốc bất đạt”, ý muốn nói nếu nhanh quá thì không thể đạt được thành công lớn. Thành quả ta đạt được tỉ lệ thuận với những gì ta bỏ ra. Câu thành ngữ trên không chỉ khẳng định vai trò của đức tính kiên trì trong quá trình làm việc, mà còn muốn nói đến sự biến chuyển của con người khi trải qua gian lao. Sắt là kim loại cần thiết, to lớn song lại vô dụng nếu không được tôi luyện thành các dụng cụ khác. Kim tuy nhỏ bé nhưng công dụng lại rất rõ ràng, giúp ích rất nhiều trong cuộc sống. Điều này chứng tỏ, con người khi trai qua những thử thách trong cuộc sống sẽ trở nên trưởng thành và có ích hơn trong cuộc sống. Những thử thách vừa là chướng ngại, vừa là nhân tố giúp con người hoàn thiện mình hơn. Vì vậy chỉ cần đi đến đích cuối cùng, ngay cả khi không đạt được thành quả như ý, ta cũng đã thu lượm được rất nhiều bài học. Đặc biệt ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, tính cách, biết làm những việc có ích hơn cho cộng đồng. Người xưa nói quả không sai: “Lửa thử vàng gian nan thử sức”. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Uyển Chi
Xem chi tiết
GQ24
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Khang 12.Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
DAI HUYNH
Xem chi tiết
":-
Xem chi tiết
Nguyễn linh
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết