câu1:nêu đặc điểm khí hậu châu á ? ngyên nhân
cau2 :phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của châu á đối vs sự phát triển kinh tế, xã hội
câu3;chứng minh nền kinh tế châu á phát triển khá nhanh nhưng không đồng đều
câu4;chứng minh châu á là 1 châu lục đông dân dân cư thuộc nhiều chủng tộc và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn
câu 5:nếu tình hình phát triển kinh xã hội của khu vực nam á
MỌI NGƯỜI ƠI GIÚP MK VS
1.
- Từ Bắc xuống Nam có 5 đới khí hậu:
Đới khí hậu cực và cận cực Đới khí hậu ôn đới Đới khí hậu cận nhiệt Đới khí hậu nhiệt đới Đới khí hậu xích đạo- Nguyên nhân: Do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Ngoài ra, sự phân hóa còn theo độ cao.
2.- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.
5.Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.
Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.
Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.
Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.
câu 5:-Tình hình chính trị xã hội của khu vự Nam Á không ổn định
-Kinh tế các nước ở khu vực Nam Á chủ yếu là đag phát triển và hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
*Ấn Độ là nước có nền kinh tế hát triển nhất:
-Công nghiệp :hiện đại với nhiều ngành công nghiệp quan trọng như:luyện kim,năng lượng,cơ khí chế tạo máy và hóa chất,các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may và các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử,vi điện tử...
-Nông nghiệp:với 2 cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân
-Giá trị sản lượng công nghiệp của Ấn Độ đứng thứ 10 trên Thế Giới
-Dịch vụ:đang phát triển,chiếm tới 48%GDP