câu1:khi sử dụng máy cơ đơn giản ta được lợi về j?
câu2:nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn
câu3:nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
câu4:nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất cứng
so sánh sự nở vì nhiệt của các chất trên
câu5:nhiệt kế dùng để làm gì?nội dung của bài nhiệt kế nhiệt kế-thang nhiệt độ
câu6:ở đầu cán liềm dao=gỗ có 1 cái khâu để giữ chặt liềm.tại sao khi lắp khâu,người ta phải nung nóng khâu lên rồi mới tra vào khâu?
câu7:tại sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm?
câu8:tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh
câu9:đổi 35độ F ra độ C và 35 độ C ra độ F!
các bạn làm nhanh giúp mk mới,mai mk nộp rùi!
Câu 1:
-Khi sử dụng máy cơ đơn giản, ta được lợi về lực.
Câu 2:
-Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 3:
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 4:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu 5:
-Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
Câu 6:
-Khi lắp khâu sắt vào cán dao(liềm) = gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu để khâu nở rộng ra, dễ tra vào cán.Khi nguội đi, khâu co lại sẽ bám chặt vào cán dao(liềm) làm cho dao(liềm) đk gắn chặt hơn.
Câu 7:
-Khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm vì khi sôi, nước trong ấm sẽ nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài.Vì vậy k nên đổ nc thât đầy ấm.
(t lm dùm câu 8 vs câu 9 lun nha)
Câu 8: Không khí nóng có thể tích lớn hơn không khí lạnh, áp dụng theo công thức D = m:V, số chia càng lớn thì thương càng nhỏ, thể tích của không khí nóng lớn hơn của không khí lạnh (V) nên trọng lượng riêng của không khí nóng sẽ nhẹ hơn không khí lạnh, vì vậy mà không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
Câu 9:
\(^oF=\left(^oC.1,8\right)+32=\left(35^oC.1,8\right)+32=95^oF\)
\(^oC=\left(^oF-32\right):1,8=\left(35^oF-32\right):1,8\approx1,7^oC\)