Câu1:. Cho mạch điện như hình vẽ ( R2 // R3 ) nt R1. Biết R1= 7,5, R2=5, R3=15. Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch là 12V
a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) tính cường độ dòng điện
c) tính công suất của các điện trở.
Câu4. Một bếp điện loại 220V -1000W đc sử dụng để đun sôi 2l nước từ tgian ban đầu là 20độC mất hết tgian 20p , nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K
a) tính hiệu suất của bếp
b)tính tiền điện phải trả 1tháng30ngày, 1ngày sử dụng 2h. Biết 800đ=1kWh
GIÚP EM VS Ạ< MAI EM CÓ TIẾT KTRA
Câu 1;
R1 nt ( R2 // R3 ), ta có:
a) Điện trở tương đương của R2 và R3:
R23 = \(\dfrac{R2.R3}{R2+R3}\)= \(\dfrac{5.15}{5+15}\) = 3,75 ( Ω )
Điện trở tương đương toàn mạch:
Rtđ = R23 + R1 = 3,75 + 7,5 = 11,25 ( Ω )
b) Cường độ dòng điện chạy qua toàn mạch;
I = \(\dfrac{U}{Rtđ}\) = \(\dfrac{12}{11,25}\) = \(\dfrac{16}{15}\) \(\approx\) 1,067 ( A )
c) I1 = I23 = 1,067 A
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1:
U1 = I1 . R1 = 1,067 . 7,5 = 8,0025 ( V )
Ta có: U = U1 + U23 \(\Rightarrow\) U23 = U - U1 = 12 - 8,0025 = 3,9975 ( V )
Ta có: U23 = U2 = U3 = 3,9975 V
Công suất của các điện trở: ( P là công suất không phải trọng lượng nhé )
P1 = \(\dfrac{U1}{R1}\) = \(\dfrac{\text{8,0025}}{7,5}\) = 1,067 ( W )
P2 = \(\dfrac{U2}{R2}\) = \(\dfrac{\text{3,9975}}{5}\) = 0,7995 ( W )
P3 = \(\dfrac{U3}{R3}\) = \(\dfrac{\text{3,9975}}{15}\) = 0,2665 ( W )
( P là công suất )
Tóm tắt:
Uđm = U = 220 V; Pđm = P = 1000 W = 1kW
Vnc = 2 l
to2 = 100oC
to1nc = 20oC
t' = 20 phút = 1200 s
Cnc = 4200 J/kg.k
____________________________
a) H = ?
b) T = ?
t ngày = 30 ngày
ttb/ngày = 2 h
T/kW.h = 800 đồng
Giải:
a) Ta có: Vnc = 2 l = \(\dfrac{2}{1000}\) dm3 = 0,002 m3
mnc = Dnc . Vnc = 1000 . 0,002 = 2 ( kg )
Cường độ dòng điện chạy qua bếp:
I = \(\dfrac{P}{U}\) = \(\dfrac{1000}{220}\) = \(\dfrac{50}{11}\) ( A )
Điện trở của bếp:
R = \(\dfrac{U}{I}\) = 220 / \(\dfrac{50}{11}\) = 48,4 ( Ω )
Nhiệt lượng tỏa ra của bếp:
QTR = I2 . R . t' = (\(\dfrac{50}{11}\))2 . 48,4 . 1200 = 1 200 000 ( J )
Nhiệt lượng thu vào của nước:
QTV = mnc . Cnc . ( to2 - to1nc ) = 2 . 4200 . ( 100 - 20 ) = 672 000 ( J )
Hiệu suất của bếp:
H = \(\dfrac{Q_{ci}}{Q_{tp}}\) . 100% = \(\dfrac{Q_{TV}}{Q_{TR}}\) 100% = \(\dfrac{\text{672 000}}{\text{1 200 000}}\) . 100 = 56 %
Vậy hiệu suất của bếp là 56%
b) Thời gian sử dụng trong 30 ngày:
t = ttb/ngày . t ngày = 2 . 30 = 60 ( h )
Điện năng tiêu thụ trong 60 h:
A = P . t = 1 . 60 = 60 ( kW.h )
Tiền điện cần trả:
T = A . T/kW.h = 60 . 800 = 48 000 ( đồng )
Vậy tiền điện cần trả là 48 000 đồng
Điện trở tương đương của đoạn mạch là :
\(\dfrac{5.15}{5+15}\)+7,5=11,25Ω
Cường đọ dòng điện mạch chính :
I=\(\dfrac{12}{11,25}=\dfrac{16}{15}\)A
Công suất tiêu thụ trên điện trở R1 là :
P1=\(\dfrac{16}{15}^2.7,5=\)\(\dfrac{128}{15}\)W
Hiệu điện thế đặt vào đầu điện trở R2 là:12-(\(\dfrac{16}{15}.7,5\) )=4V
Công suất tiêu thụ trên điện trở R2là :
P2=\(\dfrac{U^2}{R}\)=\(\dfrac{4^2}{5}\)=3,2W
Công suất tiêu thụ trên điện trở R3 là :
P3=\(\dfrac{U^2}{R}\)=\(\dfrac{4^2}{15}\)=16/15W
Câu 4
Nhiệt lượng toả ra để đun nóng nước : 2.4200.80=672000J
Nhiệt lượng do bếp điện toả ra : 1000.20.60=1200000J
Hiệu suất cuae bếp là : \(\dfrac{672000}{1200000}\).100=56%
Tiền điện phải trả trong một tháng 30 ngày là : 1.2.30.800=48000 (đồng )