Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).
Thái độ, tình cảm của nhân vật ''tôi'':
- Khi nghe lão Hạc kể chuyện, ông ái ngại cho tình cảnh của lão Hạc nên an ủi lão và nhận lời nhờ cậy. Nhiều lúc ông giấu vợ ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc - người láng giềng tội nghiệp, hoàn cảnh khổ sở. Tới khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông thất vọng và cảm thấy cuộc đời mỗi ngày một thêm đáng buồn vì xưa nay ông vẫn luôn tin vào nhân cách của lão.
- Đến lúc hiểu ra, đó là hiểu lầm của mình. Cái chết của lão Hạc lại càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp của tâm hồn lão. Ông giáo ( nv tôi) thấy cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì cuộc đời đã không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện đầy tình thương của một người nông dân lao động. Tự hứa sẽ làm tốt những điều lão Hạc đã nhờ vả với mình.
- Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).
+ Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc.
+ Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.
- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.
Câu văn cho thấy cách đánh giá của nhân vật tôi về Lão Hạc :
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi buồn lắm.
- Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế . Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng .
Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng Lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
Thái độ tình cảm của nhân vật tôi đối với Lão Hạc:
- Cảm thương cho lão Hạc, hiểu Lão Hạc và cũng có chút hiểu lầm về lão. Đã được thể hiện ở câu trên mình đã trả lời