Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Diễm Hạnh
Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật "tôi" về lão Hạc Tháiđộtìnhcảmcủanhânvật"tôi"vớiLãoHạc

C) hoàn thành phiếu học tập trên để thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật "tôi" về Lão Hạc. Qua đó em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" với lão Hạc như thế nào?

Vũ Thị Minh Hồng
27 tháng 9 2017 lúc 13:24

Có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.

Ông giáo rất yêu quý, cảm thông cho những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh như lão Hạc.

Diệu Huyền
16 tháng 9 2019 lúc 9:14

Tham khảo:

Ý 1 :

- Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).

+ Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc.

+ Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.

- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.

Diệu Huyền
16 tháng 9 2019 lúc 9:14

Tham khảo ý 2 :

Có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.

Ông giáo là người rất hiểu, cảm thông với những người nông dân bất hạnh như lão Hạc.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Diễm Hạnh
Xem chi tiết
phan thị ngọc ánh
Xem chi tiết
Hồng Hoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Phí Thu Trang
Xem chi tiết
Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Hạnh
Xem chi tiết
nguyen hoang long
Xem chi tiết