CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1 - Bài 41. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
Câu 2 - Bài 42. Quan sát hình 42.1 sgk, cho biết:
- Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo
Ăng – ti?
Câu 3 - Bài 42. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ
Câu 4 - Bài 42. Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An-đét lại có hoang
mạc?
Câu 5 - Bài 47: Quan sát hình 47.1 sgk, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị
trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
Câu 6 - Bài 47: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và
trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?
Câu 7 - Bài 47: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con
người trên Trái Đất như thế nào?
Câu 8 - Bài 47: Dựa vào hình 48.1 sgk, hãy:
- Kể tên các đảo lớn của châu Đại Dương.
- Kể tên các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.
Câu 9 - Bài 47: Cho biết nguồn gốc hình thành của các đảo châu Đại Dương.
Câu 10 - Bài 47: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại
Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?
Câu 11 - Bài 48: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô
hạn?
Câu 12 - Bài 48: Xác định trên hình 51.1 SGK:
- Các biển:
- Các bán đảo:
Câu 13 - Bài 48: Dựa vào hình 51.1, trình bày sự phân bố các loại địa hình chính
của châu Âu.
Câu 14 - Bài 51: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2 sgk, giải thích vì sao ở phía Tây châu
Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
Câu 15 - Bài 52: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?
Câu 16 - Bài 52: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn
đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
Mọi người giúp mình nha! Không cần phải bắt buộc làm hết nhưng nếu làm hết thì càng tốt. Mọi người làm sớm sớm dùm mình tí xíu nha! Hi hi
Câu 1 - Bài 41. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
Câu 2 - Bài 42. Quan sát hình 42.1 sgk, cho biết:
- Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti?
- Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ:
Khí hậu xích đạo Khí hậu cận xích đạo Khí hậu nhiệt đới Khí hậu cận nhiệt đới Khí hậu ôn đớiTrong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ảng-ti:
* Nam Mĩ: có đầy đủ các đới và kiểu khí hậu nêu trên.
* Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: chỉ có khí hậu xích đạo và khí hậu nhiệt đới
Câu 3 - Bài 42. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ
- Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra – xin.
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An – đét thuộc Ac – hen – ti – na.
- Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A – ma – dôn.
- Hoang mạc A – ta – ca – ma hình thành ở ven biển phía Tây dãy An – đét
Câu 4 - Bài 42. Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An-đét lại có hoang mạc?
Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
Câu 5 - Bài 47: Quan sát hình 47.1 sgk, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
- Quan sát hình 47.1, ta thấy, Châu Nam Cực nằm ở vùng cực.
- Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.
Câu 6 - Bài 47: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?
Do khí hậu lạnh khắc nhiệt , trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại . Nhưng vẫn có một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu…và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.
Câu 7 - Bài 47: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Băng ở Nam Cực tan sẽ làm nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ở ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng.
Câu 8 - Bài 47: Dựa vào hình 48.1 sgk, hãy:
- Kể tên các đảo lớn của châu Đại Dương.
- Kể tên các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương
- Xác định vị trí lục địa ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương (Pa-pua Niu Ghi-nê, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Ta-xma-ni-a,...)
- Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.
+ Nhóm đảo Mê-la-nê-đi: nằm ở phía bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a, từ xích đạo đến khoảng vĩ tuyến 23 - 24°N. Các đảo lớn là Niu Ghi-nê, Bi-xmac, Xô-lô-môn, Nu-ven Ca-lê-đô-ni,...
+ Nhóm đảo Mi-crô-nê-di: nằm ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di, khoảng 10°N đến khoảng 28°B, nghĩa là trong vòng đai nhiệt đới. Đảo lớn là Gu-am.
+ Nhóm đảo Pô-li-nê-di: nằm ở phía đông kinh tuyến 180°, thuộc vùng trung tâm Thái Bình Dương, khoảng từ 23 - 24°B đến 28°N, trong vòng đai nhiệt đới, ở phía nam lan tới vòng đai cận nhiệt đới của bán cầu Nam. Các đảo lớn là Ha-oai, Hô-nô-lu-lu trong quần đảo Ha-oai, Vi-ti Lê-vu,... trong quần dảo Phi-gi.
Câu 9 - Bài 47: Cho biết nguồn gốc hình thành của các đảo châu Đại Dương
Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương.
– Đảo lục địa : Được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.
– Đảo đại dương: Hình thành do 2 nguồn gốc :
+ Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.
+ Do sự phát triển của san hô
Câu 10 - Bài 47: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Tất cả những điều đó đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương.
Câu 11 - Bài 48: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?
- Chí tuyến Nam đi qua giữa lănh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuvến, không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.
Câu 12 - Bài 48: Xác định trên hình 51.1 SGK:
- Các biển:
- Các bán đảo:
- Các biển: Địa Trung Hải, Măng-sơ, Biển Bắc, Ban-tích, Biển Đen (Hắc Hải), Biển Trắng (Bạch Hải).
- Các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
Câu 13 - Bài 48: Dựa vào hình 51.1, trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu.
Châu Âu có 3 dạng địa hình chính đồng bằng, núi già, núi trẻ:
+ Đồng bằng bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu
+ Núi già : bao gồm miền núi già của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.
+ Núi trẻ : bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu
Câu 14 - Bài 51: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2 sgk, giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
Phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn.
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
Câu 15 - Bài 52: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?
- Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa từ tây sang đông.
* Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu Châu Âu thêm ấm áp về mùa đông, quanh năm gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam Châu Âu.
* Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới giảm dần. Vì thế, càng về phia tây, khí hậu Châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều.
Câu 16 - Bài 52: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:
- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt. Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:
Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt. Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.