Ôn tập lịch sử lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
híp

CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 6 :

c1: Xã hội cổ đại phương Tây có những giai cấp , tầng lớp nào ?

c2: Xã hội cổ đại phương Đông có những giai cấp , tầng lớp nào ?

c3:Em hãy nêu những nét chính về đời sống ,vật chất của cư dân Văn Lang.

c4:Em hãy nêu những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.

c5:Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang . Nhận xét về sơ đồ.

c6:Cuộc kháng chiến chống quân Tần diễn ra như thế nào ?

c7:Em hãy nêu cấu trúc của thành Cổ Loa ? Thành Cổ Loa chứng tỏ tài năng người Việt như thế nào ?

c8: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại bài học gì cho đời sau ?

Học nữa học mãi cố gắng...
29 tháng 12 2017 lúc 19:00

Câu 1 + 2

*Xã hội cổ đại phương Tây gồm các giai cấp

+ chủ nô

+ thường dân

+ nô lệ

* Xã hội cổ đại phương Đông gồm các giai cấp

+ vua

+ quý tộc

+ nông dân

+ nô lệ

Câu 3+ 4

Đời sống vật chất: Ăn: gạo tẻ, nếp, thịt cá, rau củ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố Ở: nhà sàn Đời sống tinh thần: Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
Học nữa học mãi cố gắng...
29 tháng 12 2017 lúc 19:04

Câu 5

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

Sơ đồ bộ máy nah nước

Hỏi đáp Lịch sử

Nhận xét : nahf nước sơ khai chưa có luật pháp và quân đội chỉ tổ chức một quyền cai quẩn cả nước

Học nữa học mãi cố gắng...
29 tháng 12 2017 lúc 19:07

Câu 6

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

Caau 7

Cấu trúc thành cổ loa

Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Học nữa học mãi cố gắng...
29 tháng 12 2017 lúc 19:10

Câu 8

Nhà nước Âu lạc sụp đổ trong hoàn cảnh

Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.


Các câu hỏi tương tự
huong intimex
Xem chi tiết
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
phan thị khánh linh
Xem chi tiết
Mika Chan
Xem chi tiết
huynh van duy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
An Chinh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Hoàng Tử Lửa
Xem chi tiết