Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thúy Kiều

Câu hỏi ôn tập :

Câu 1: Theo cách hiểu biết của e thj tục ngữ là j ?

Cẩu 2 : Hãy xe lại bài "Cần tạo ra thói quen tốt trog đời sống xã hội " và cho biết :

- Xác định luận điểm , luận cứ, cách lập luận trong bài văn"Cần tạo ra thói quen tốt trog đời sống xã hội " .

Bích Ngọc Huỳnh
21 tháng 3 2018 lúc 15:27

Câu 1: Theo cách hiểu biết của e thj tục ngữ là j ?

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày đây là 1 thể loại văn học dân gian .

Cẩu 2 : Hãy xe lại bài "Cần tạo ra thói quen tốt trog đời sống xã hội " và cho biết :

- Xác định luận điểm , luận cứ, cách lập luận trong bài văn"Cần tạo ra thói quen tốt trog đời sống xã hội " .

- Luận điểm :
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
- Lập luận :
+ Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
+ Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
+ Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người.

Giang
21 tháng 3 2018 lúc 15:31

Câu 1:

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Câu 2:

Để khẳng định cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định:

Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu. Dẫn chứng: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách là thói quen tốt. Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Dẫn chứng: vì có thói quen hút thuốc là nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạn Dẫn chứng: Ản chuối xong là tiện tay vứt vỏ ngay ra cửa, ra đường => rác cứ ùn lên thành con sông rác, mất vệ sinh nặng nề. Có người còn tiện tay ném cả ly, vỏ chai vỡ ra đường=> trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu rất nguy hiểm. Luận cứ 4: Tạo được thói quen tốt thì khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. Nhận xét về lập luận: Văn bản có lập luận rất chặt chẽ, từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể, sau đó rút ra lời khuyên: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Như vậy, với cách lập luận như trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả chặt chẽ, xác đáng.
Nguyễn Công Tỉnh
21 tháng 3 2018 lúc 15:48

Mỗi người có nhiều mối quan hệ trong môi trường học tập và làm việc. Đối với tôi, giữ được tình bạn trong cuộc sống là điều rất quan trọng. Bởi vì tình bạn không giới hạn tuổi tác, mọi ngừoi đều có bạn, một vài là bạn than, số khác là bạn bình thường. Có những người bạn tốt mang đến chúng ta nhiều lợi ích. Họ giúp đỡ ta rất nhiều trong cuộc sống, khi gặp khó khan hay bất cứ điều gì ta gặp phải. Bạn là người mà chúng ta có thể tự do chia sẻ ý nghĩ, cảm xúc và tâm sự. Một người cảm thấy tốt hơn, tin tưởng và thoải mái hơn khi pử bên một người bạn thực sự. Có rất nhiều việc những người bạn có thể làm với nhau như đi du lịch, mua sắm và chia sẻ sở thích. Tình bạn là đáng quý nó phải được xây dựng trên tình yêu, sự tin tưởng, quan tâm mà không dối trá hay nghi ngờ. Bởi thế tình bạn thực sự luôn ở bên bạn qua khó khăn thử thách và khiến bạn không cô đơn khi đứng giữa đám đông. Ngòai ra, tình bạn cũng có những tác đọng tích cực và tiêu cực lên cuộc sống. Nếu có những người bạn tốt, họ làm cho cuộc sống trở nên đáng sống và vui vẻ hơn. Ngược lại, họ có thể huỷ hoại sự nghiệp ta khi chọn chơi với những người xấu. Bởi thế, không quan trọng bạn gặp nhau mấy lần, mà là sự quan tâm cho nhau giữa lúc vui cũng như lúc buồn. Bởi vì ai đó đã nói rằng “sống cuộc sống không tình bạn, à sống mà như không sống.”


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Phạm Trần Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
đạt nguyễn
Xem chi tiết
Sao Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Huyền
Xem chi tiết