Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Phương

CÂU HỎI HAY LẤY 4GP !

Bài 1: Bạn hãy phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài " Hai cây phong" bằng một đoạn văn ngắn ( 2GP )

Bài 2: Bạn hãy phân tích hình ảnh " chiếc lá cuối cùng " và họa sĩ Bơ - men. ( 2GP )

Tùy ý chọn đề nhé! Tuyệt đối không copy mạng.

nguyen thi thao
5 tháng 11 2017 lúc 12:35

​bài 1;hai cây phong ở trong bài được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.chính tác giả đã truyền cho chúng ta được tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì hai cây phong chính là hai cây được thầy đuy sen trồng để nuôi trong những ước mơ hi vọng cho những cô cậu học trò nhỏ của mình.có thể nghĩ rằng cây phong chính là hình ảnh của người thầy đuy sen thay luôn dìu dắt và bảo vệ giúp cho mọi người vì thầy đem lại cái chữ cho những cô cậu bé ở đây.đến với hai cây phong thì trẻ con sẽ được mở rộng tầm mắt có lẽ đó cũng chính là kiến thức mà thầy đem lại cho học trò của mình.khiến cho bọn trẻ mở rộng tầm mắt.

nguyen thi vang
5 tháng 11 2017 lúc 13:21

Bài 2: Bạn hãy phân tích hình ảnh " chiếc lá cuối cùng " và họa sĩ Bơ - men.

Bài làm :

Ô –hen – ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. “Bức tranh thong điệp mà xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại : hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ cho cong người. Vẻ đẹp nhân văn, gia trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta. Nghệ sĩ Bơ –men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất ! Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã sáu mươi tuổi, khắc khổ, đã bốn mươi năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất …”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cía áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, “chiếc la dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, cô xúc động nghĩ : “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kỉ nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩ cử và cái chết của họa sĩ Bơ-men.

Trần Minh Hoàng
5 tháng 11 2017 lúc 13:13

Các chệ vào đây trả lời đúng hết ăn 4GP đi!

 Mashiro Shiina
5 tháng 11 2017 lúc 13:18

:)) Trừ khi nhờ thầy cô tick chứ bây h ctv +người đtn cao tick cx ko đc nx âu

Nguyễn Thành Nguyên
5 tháng 11 2017 lúc 14:58

Đọc truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của nhà văn Mĩ Ô-Hen-ri ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, Bơ-men đã sẩn sàng hi sinh cả tính mạng của mình.

Câu chuyện kể về hai hoạ sĩ Giôn-xi và Xiu, họ cùng chung sở thích về nghệ thuật... và cùng nhau thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Làng Grinnich kì dị và cổ kính này là một ‘biệt khu’ phía tây công viên Oa- sinh-tơn với những phố sá chạy ngang chạy dọc lung tung, đây là nơi trú ngụ của những nghệ sĩ nghèo. Giôn-xi tội nghiệp đã bị chứng bệnh viêm phổi đánh ngã. Bệnh tình trầm trọng có thể nói mười phần chỉ còn hi vọng một mà thôi. Nhưng điều tệ hại nhất đến với Giôn-xi là nàng đã tuyệt vọng nghĩ rằng mình không thể khỏi bệnh được. Giôn-xi chán ngán tất cả, không có niềm tin để bám víu, nàng đã đã cảm nhận được cái chết đang đến gần. Theo lời bác sĩ, y học cũng bó tay, mọi thứ thuốc men đều không có tác dụng khi người bệnh không muốn sống nữa. Ngày ngày, Giôn-xi nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm từng chiếc lá rụng, nàng đếm được: mười hai, mười một, mười v. v... Giôn-xi đinh ninh rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng thì nàng cũng ra đi. Xiu, hết lòng thương yêu như người chị, người mẹ, chăm sóc, khuyên nhủ, động viên nhưng bất lực, Giôn-xi vẫn sống trong tuyệt vọng và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, chờ đợi cái chết.

Làm thế nào để cứu Giôn-xi? Xiu tìm đến cụ Bơ-men kể cho cụ nghe về ý nghĩ kì quặc đó của Giôn-xi và hi vọng một sự cứu giúp. Bơ-men là một hoạ sĩ sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loăn xoăn ‘loà xoà xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu’. Bơ-men là một hoạ sĩ đã cầm bút vẽ bốn mươi năm nhưng đều gặp thất bại. Cụ phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Nhưng người nghệ sĩ bất hạnh ấy vẫn nung nấu một mong ước cao đẹp sẽ ‘vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả ‘, ước mơ vẫn là ước mơ, nó vẫn nằm trên giá vẽ!

Nhung bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu loại nặng ấy lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện đau buồn của người bạn Giôn-xi, cụ đã xúc động ‘cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng’ và hét to lên: ‘Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? ‘. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già cô đơn ấy phải tìm cách cứu sống một con người bằng cách đem lại một niềm tin, niềm hi vọng của sự sống. Và chỉ có chiếc lá, chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường gạch không bao giờ rụng mới cứu sống được Giôn-xi. Quả vậy, qua một đêm mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây. Sáng tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nhiên nhìn thấy chiếc lá vẫn còn: ‘Em cứ tưởng là nhất định hôm đó nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết’. Nhưng ngày hôm sau, chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hi vọng nhen nhóm trong lòng cô gái, Giôn-xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần, sự sống trỗi dậy.

Chiếc lá cuối cùng, ‘một kiệt tác’ của Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi. Người nghệ sĩ già đó đã sáng tạo kiệt tác ‘Chiếc lá cuối cùng’ trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Ta hãy hình dung cái không gian, thời gian mà người nghệ sĩ ấy dồn hết tâm huyết để tạo nên một chiếc lá y như thật, chiếc lá cuối cùng trên cây leo thường xuân. Không gian và thời gian sáng tạo của Bơ-men thật khủng khiếp. Có lẽ trong lịch sử của hội hoạ nhân loại chưa từng có một hoạ sĩ nào đã cầm bút vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay, Bơ-men đã dồn hết tâm lực và tài năng để vẽ lên một chiếc lá. Bơ-men lặng lẽ vẽ không một ai hay biết, sáng hôm sau bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phồng, giầy và áo quần trớt sũng, lạnh buốt. Rồi hôm sau, Bơ-men qua đời vì sưng phổi nặng.

Người nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn nhưng để lại một kiệt tác. Đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên và cuối cùng của Bơ-men, một kiệt tác duy nhất để lại cho đời như cụ đã hằng ước mơ. Mặc dù, lúc vẽ chiếc lá lên tường gạch, Bơ-men không có dụng ý làm nghệ thuật mà chỉ hành động với một động cơ thôi thúc là tìm cách giải thoát cô bé khốn khổ ra khỏi sự ám ảnh của cái chết đang tới gần, trả một con người về với sự sống. ‘Chiếc lá cuối cùng’ là kết tinh của một tấm lòng nhân ái cao cả, nó là một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Điều đó nói lên rằng: nghệ thuật luôn luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người, người nghệ sĩ vì cuộc sống con người mà sáng tạo. Cao cả và thiêng liêng biết nhường nào khi người nghệ sĩ đã dám hi sinh cả tính mạng để phục vụ cho nghệ thuật. Bơ-men đã cứu sống một con người bằng nghệ thuật và người nghệ sĩ ấy đã đánh đổi bằng cả cuộc sống của chính bản thân mình. Đọc ‘Chiếc lá cuối cùng’ của Ô. Hen-ri, chúng ta càng thêm tin tưởng ở con người, con người sống với nhau bằng tình nhân ái và lòng vị tha. Chúng ta cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đích thực hướng tới con người, vì sự sống của con người.

Anh Triêt
5 tháng 11 2017 lúc 15:21

Bài 2: O Hen-ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn, và sáng tác rất nhiều. Có những năm, số lượng các truyện ngắn của ông sáng tác lên rất cao: 65 truyện năm 1904, 50 truyện năm 1905... Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt. Một số truyện khác thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo, thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Chiếc lá cuối cùng là một truyện giàu tình yêu thương của các nghệ sĩ nghèo. Đặc biệt, nhân vật Bơ-men là nhân vật tiêu biêu cho tình yêu thương cao cả ấy. Tìm hiểu nhân vật Bơ-men, ta càng hiểu sức sống lâu dài của truyện Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là thế giới của những họa sĩ nghèo. Đó là không gian chật hẹp của Gri-niz bị chia nhỏ, chật chội. Đã chật chội lại mọc rêu và cô quạnh hoang tàn. Đó là không gian thích hợp cho những người nghèo cư ngụ. Họ gồm có ba họa sĩ: cụ Bơ-men và hai cô họa sĩ trẻ.

Thời gian họ quen nhau không lâu, thế mà ở họ lại sáng lên tình yêu thương ruột thịt hiếm có. Họ thu thập không cao nhưng có chung một lòng yêu nghệ thuật, ước mơ sáng tác một tác phẩm để đời. Mùa đông băng giá là điều kiện để bệnh bệnh viêm phỗi, tên phá hoại này so tài với mọi đối thủ. Hắn đánh vào Giôn-xi, cô họa sĩ nhỏ bé, thiếu máu khiến cô ta lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân ở gần, cô chỉ có một niềm tin đớn đau là cô đơn chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Và cô bệnh nhân ấy yên trí là mình không thể khỏi đã bình thản lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ, trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng chiêc lá thường xuân, đang rụng dần trong gió lạnh. Đối với Giôn-xi, chiêc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời của cô. Cô rơi vào tình trạng bi quan đến mức có những ý nghĩ lạ lùng: "Những chiếc lá trên cây thường xuân, khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi. Em biết điều đó đã ba ngày nay rồi. Ông bác sĩ không nói với chị sao?"

May sao, Giôn-xi còn có Xiu luôn cận kề chăm sóc, an ủi cô: "Chị muốn ở bên cạnh em kia. Vả lại chị không muốn em cứ nhìn mãi những chiếc lá thường xuân vớ vẩn đó nữa".

Xiu đi tìm cụ Bơ-men, mời cụ ngồi làm mẫu để vẽ và trình bày tâm trạng của Giôn-xi. Cụ đã ngoài sáu mươi và có một bộ râu như Môi-dơ của Mi-ke-lăng-giơ loăn xoăn trừ cái đầu như đầu thần Xa-tia lòa xòa xuống cái thân hình một tiểu yêu. Bơ-men là người thất bại trong nghệ thuật. Cụ đã già rồi mà tấm vải vẽ vẫn còn trống trơn. Cụ chưa vẽ được gì, chẳng phải cụ không có tài, mà chính là cụ băn khoăn, trăn trở gần suốt cuộc đời, chưa biết vẽ gì cho xứng đáng là một kiệt tác: Trên giá vẽ ở góc buồng là một tấm vải trống trơn, từ hai mươi lăm năm nay vẫn cứ chờ đợi mãi nét vẽ đầu tiên của bức tranh kiệt tác.

Có ước mơ chân chính, suy nghĩ đã nhiều nhưng vẫn còn đó sự trăn trở!Biết vẽ gì? Ngay lúc Giôn-xi tuyệt vọng, gần tuyệt mệnh là lúc cụ uống rượu nặng quá độ. Xiu tìm thấy cụ sặc sụa mùi rượu dâu loại nặng trong gian buồng tối om om của cụ ở tầng dưới. Có lẽ vì cụ thất vọng, trăn trở mãi mà vẫn không đặt bút vẽ được bức tranh kiệt tác. Bên cạnh ước vọng cao quý về nghệ thuật, cụ còn có một tình cảm đặc biệt đối với hai cô họa sĩ như là tình cha con. Thực vậy, cụ là một ông già nhỏ nhắn dữ tợn, hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai, và tự coi minh là một con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng bên.

Với cá tính ấy, tình thương ấy, khi nghe kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xy cụ phản ứng thật quyết liệt:

- "Sao trên đời này lại có những người ngớ ngần muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? Tôi chưa bao giờ nghe thấy một chuyện như thế cả".

Tuy nhiên, đó chỉ là một thoáng, sự thực, cụ đang thai nghén một tác phẩm kiệt xuất, cụ sắp làm một việc đầy ý nghĩa hi sinh.

Một ngày mới lại về, Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo chiếc màn để cô nhìn ra ngoài. Tất nhiên, Xiu không muốn nhưng vẫn làm theo. Nhưng ô kìa, sau trận mưa và những cơn gió phũ phàng... vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tuy ở gần và cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa, đã nhuộm màu vàng úa, tuy vậy, chiếc lá dũng cảm vẫn bám vào cành... Một ngày qua cho đến hoàng hôn chiếc lá đơn độc vẫn bám lấy các cuống của nó ở trên tường và rồi màn đêm cùng với mưa và gió bấc lồng lộn đập mạnh vào cửa sỗ mưa rơi lộp độp...

Chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và Giôn-xi chợt hiểu ra có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào và hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ lại trỗi dậy trong cô: cùng với niềm hi vọng ấy nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồl sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: được năm phần mười rồi.

Như vậy, điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe trở lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên chiếc tường đối diện với phòng của họ. Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và đã tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin và cuộc sống. Nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo.

Do vậy, hình tượng Bơ-men đã tạo được ấn tượng sâu sắc. Bơ-men đã đánh bại được tử thần, trả lại màu xanh cho chiếc lá úa, trả lại màu hồng cho đôi má Giôn-xi, trả lại niềm tin và nghị lực cho tâm hồn yếu đuối.

Ước mơ một đời chưa thực hiện, thai nghén và thực hiện tác phầm bằng cả con tim yêu thương mà phẫn nộ, phẫn nộ với sự mềm yếu của bất kì ai. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cụ Bơ-men - con người tốt - có lòng yêu thương đối với Giôn-xi trong điều kiện có thể của mình. Thương yêu chân thành đến độ hi sinh, sáng tác trong giá lạnh để bảo vệ niềm hi vọng cho Giôn-xi. Đó là lòng yêu người yêu nghệ thuật của cụ Bơ-men.

Anh Triêt
5 tháng 11 2017 lúc 15:22

Bài 1: Nghệ thuật. Đoạn trích Hai cây phong như một bức tranh ngôn từ, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động. Đoạn văn miêu tả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng cua cây phong là hay nhất

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
5 tháng 11 2017 lúc 16:11

Bài 1:

Nghệ thuật. Đoạn trích Hai cây phong như một bức tranh ngôn từ, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động. Đoạn văn miêu tả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của cây phong là hay nhất.

Bài 2:

O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ-men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

"Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ-men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là "số phận" là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

Cụ già Bơ-men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.

Bức tranh "chiếc lá cuối cùng" do cụ Bơ-men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

An Trần
5 tháng 11 2017 lúc 17:27

- Làm sao để được GP nhỉ -.- CTV giờ tick có lên GP đâu?

Linh Phương
5 tháng 11 2017 lúc 19:10

Nx : Bài 1: các bạn chưa chỉ ra được nghệ thuật kể chuyện độc đáo. Ngoài ra hai mạch kể " chúng tôi " và " tôi". Ngôn ngữ miêu tả dù là qua bản dịch vẫn hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa v.v

Bài 2: Tạm ổn. Lẽ ra các bạn chia làm 2 phần : phần 1 khắc họa vài nét về nhân vật cụ Bơ men. Phần 2: Bí mật của " chiếc lá cuối cùng" Như vậy sẽ đặc sắc hơn.

Trần Yến Nhi
12 tháng 11 2017 lúc 12:16

bài 2

Đọc truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ của nhà văn Mĩ Ô-Hen-ri ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, Bơ-men đã sẩn sàng hi sinh cả tính mạng của mình.

Câu chuyện kể về hai hoạ sĩ Giôn-xi và Xiu, họ cùng chung sở thích về nghệ thuật... và cùng nhau thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Làng Grinnich kì dị và cổ kính này là một ‘biệt khu’ phía tây công viên Oa- sinh-tơn với những phố sá chạy ngang chạy dọc lung tung, đây là nơi trú ngụ của những nghệ sĩ nghèo. Giôn-xi tội nghiệp đã bị chứng bệnh viêm phổi đánh ngã. Bệnh tình trầm trọng có thể nói mười phần chỉ còn hi vọng một mà thôi. Nhưng điều tệ hại nhất đến với Giôn-xi là nàng đã tuyệt vọng nghĩ rằng mình không thể khỏi bệnh được. Giôn-xi chán ngán tất cả, không có niềm tin để bám víu, nàng đã đã cảm nhận được cái chết đang đến gần. Theo lời bác sĩ, y học cũng bó tay, mọi thứ thuốc men đều không có tác dụng khi người bệnh không muốn sống nữa. Ngày ngày, Giôn-xi nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm từng chiếc lá rụng, nàng đếm được: mười hai, mười một, mười v. v... Giôn-xi đinh ninh rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng thì nàng cũng ra đi. Xiu, hết lòng thương yêu như người chị, người mẹ, chăm sóc, khuyên nhủ, động viên nhưng bất lực, Giôn-xi vẫn sống trong tuyệt vọng và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, chờ đợi cái chết.

Làm thế nào để cứu Giôn-xi? Xiu tìm đến cụ Bơ-men kể cho cụ nghe về ý nghĩ kì quặc đó của Giôn-xi và hi vọng một sự cứu giúp. Bơ-men là một hoạ sĩ sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loăn xoăn ‘loà xoà xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu’. Bơ-men là một hoạ sĩ đã cầm bút vẽ bốn mươi năm nhưng đều gặp thất bại. Cụ phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Nhưng người nghệ sĩ bất hạnh ấy vẫn nung nấu một mong ước cao đẹp sẽ ‘vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả ‘, ước mơ vẫn là ước mơ, nó vẫn nằm trên giá vẽ!

Nhung bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu loại nặng ấy lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện đau buồn của người bạn Giôn-xi, cụ đã xúc động ‘cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng’ và hét to lên: ‘Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? ‘. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già cô đơn ấy phải tìm cách cứu sống một con người bằng cách đem lại một niềm tin, niềm hi vọng của sự sống. Và chỉ có chiếc lá, chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường gạch không bao giờ rụng mới cứu sống được Giôn-xi. Quả vậy, qua một đêm mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây. Sáng tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nhiên nhìn thấy chiếc lá vẫn còn: ‘Em cứ tưởng là nhất định hôm đó nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết’. Nhưng ngày hôm sau, chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hi vọng nhen nhóm trong lòng cô gái, Giôn-xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần, sự sống trỗi dậy.

Chiếc lá cuối cùng, ‘một kiệt tác’ của Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi. Người nghệ sĩ già đó đã sáng tạo kiệt tác ‘Chiếc lá cuối cùng’ trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Ta hãy hình dung cái không gian, thời gian mà người nghệ sĩ ấy dồn hết tâm huyết để tạo nên một chiếc lá y như thật, chiếc lá cuối cùng trên cây leo thường xuân. Không gian và thời gian sáng tạo của Bơ-men thật khủng khiếp. Có lẽ trong lịch sử của hội hoạ nhân loại chưa từng có một hoạ sĩ nào đã cầm bút vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay, Bơ-men đã dồn hết tâm lực và tài năng để vẽ lên một chiếc lá. Bơ-men lặng lẽ vẽ không một ai hay biết, sáng hôm sau bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phồng, giầy và áo quần trớt sũng, lạnh buốt. Rồi hôm sau, Bơ-men qua đời vì sưng phổi nặng.

Người nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn nhưng để lại một kiệt tác. Đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên và cuối cùng của Bơ-men, một kiệt tác duy nhất để lại cho đời như cụ đã hằng ước mơ. Mặc dù, lúc vẽ chiếc lá lên tường gạch, Bơ-men không có dụng ý làm nghệ thuật mà chỉ hành động với một động cơ thôi thúc là tìm cách giải thoát cô bé khốn khổ ra khỏi sự ám ảnh của cái chết đang tới gần, trả một con người về với sự sống. ‘Chiếc lá cuối cùng’ là kết tinh của một tấm lòng nhân ái cao cả, nó là một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Điều đó nói lên rằng: nghệ thuật luôn luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người, người nghệ sĩ vì cuộc sống con người mà sáng tạo. Cao cả và thiêng liêng biết nhường nào khi người nghệ sĩ đã dám hi sinh cả tính mạng để phục vụ cho nghệ thuật. Bơ-men đã cứu sống một con người bằng nghệ thuật và người nghệ sĩ ấy đã đánh đổi bằng cả cuộc sống của chính bản thân mình. Đọc ‘Chiếc lá cuối cùng’ của Ô. Hen-ri, chúng ta càng thêm tin tưởng ở con người, con người sống với nhau bằng tình nhân ái và lòng vị tha. Chúng ta cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đích thực hướng tới con người, vì sự sống của con người.


Các câu hỏi tương tự
phạm hương trà
Xem chi tiết
Vinh Nguyễn12345678910
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Huỳnh Thơ
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Chúa Hmề
Xem chi tiết
Chúa Hmề
Xem chi tiết
Chúa Hmề
Xem chi tiết
My Sunshine
Xem chi tiết